Thứ Hai, 07/11/2016 20:30

Chuyển động dòng tiền tuần 31/10-04/11:

Cổ phiếu nào nhận được “dòng tiền tham lam”?

Nhiều cổ phiếu giảm điểm mạnh trong tuần qua (31/10-04/11) đã trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư và kích hoạt dòng tiền bắt đáy tham gia.

Tham lam khi người khác sợ hãi đã trở thành câu nói bất hủ trong đầu tư nói về những nhà đầu tư dám đi ngược đám đông trong bối cảnh thị trường lao dốc mạnh. Và diễn biến dòng tiền trên thị trường chứng khoán tuần qua như là một minh chứng cho việc này.

Cụ thể, VN-Index tuần qua mất gần 16 điểm, hay hơn 2.27% trong khi HNX-Index đóng cửa tuần giảm 3.09%, dừng ở 80.47 điểm trước áp lực tháo hàng trên diện rộng. Đây cũng là tuần thứ 2 liên tiếp, VN-Index giảm từ vùng đỉnh gần 690 điểm để lùi về 666 điểm. Số mã giảm điểm trong tuần qua cũng nhiều hơn gấp đôi số mã tăng, ở mức gần 365 mã.

Và trong 44 mã thuộc nhóm có khối lượng giao dịch bình quân trên 100,000 đơn vị/phiên tăng thanh khoản trong tuần qua thì có đến 31 mã giảm điểm, còn trên HNX thì 13/19 mã giảm điểm có dòng tiền tăng mạnh. Điều này cho thấy rằng nhà đầu tư đã tìm thấy sự hấp dẫn của những cổ phiếu này khi giảm mạnh cùng thị trường.

Cụ thể hơn, theo thống kê của Vietstock, có 3 mã thanh khoản tăng trên 100% tại sàn HOSE bao gồm FLC, VHC và PVD. Xét về cả giá trị tuyệt đối thì FLC cũng là cổ phiếu đột biến nhất với khối lượng giao dịch trung bình đạt gần 25 triệu cp/phiên (tương ứng mức tăng 154% so với tuần trước), thậm chí trong tuần phiên ngày 02/11, FLC có khớp lệnh lên đến gần 43 triệu cp.

Một điểm chung ở 3 cổ phiếu này chính là giá đã có sự điều chỉnh trong thời gian vừa qua sau một đợt tăng giá. Chẳng hạn VHC sau khi chạm đỉnh 62,500 đồng/cp vào phiên 28/09/2016, đến nay cổ phiếu này đã bay hơi gần 14%, trong khi đó kết quả kinh doanh quý 3 với lãi ròng đạt 132 tỷ đồng, tăng trưởng 120% so cùng kỳ năm trước. Có thể đó chính là lý do nhà đầu tư chọn cổ phiếu VHC trong tuần qua (thanh khoản bình quân đạt 209,000 cp/phiên) với kỳ vọng đợt điều chỉnh sẽ kết thúc và giá sớm tăng trở lại.

Ở PVD thì khác, việc giá dầu thế giới diễn biến không thuận lợi tiếp tục là gánh nặng lên hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, xét vùng giá hiện tại của PVD (quanh 23,000 đồng/cp) thì cũng khá tiệm cận với mức thấp nhất mà cổ phiếu đã đạt được trong lịch sử là 18,300 đồng/cp đạt được vào 20/01/2016, thời điểm mà giá dầu thế giới còn thấp hơn so với hiện tại. Do đó, trong tuần qua thì PVD có khối lượng giao dịch bình quân gần 1.5 triệu cp, tăng gấp đôi so với tuần trước đó.

Dù không đạt mức tăng dòng tiền như 3 mã trên nhưng cả LDG, GIL, KBC, HVG, SBT hay PVT đều cho thấy một xu hướng xuất hiện cầu bắt đáy khi giá điều chỉnh khá mạnh. Đáng chú ý là HVG với giá giảm hơn 10% và khối lượng giao dịch bình quân tăng từ 930,000 đơn vị/phiên để lên mốc 1.3 triệu đơn vị/phiên.

Ngược lại, nhiều cổ phiếu đạt được mức tăng ấn tượng thời gian qua đang chịu áp lực chốt lời mạnh từ nhà đầu tư nên thanh khoản theo đó suy giảm đáng kể. Điển hình nhất là trường hợp TCH, sau chuỗi tăng dài ấn tượng từ lúc lên sàn thì trong tuần qua mã này giảm hơn 16% trước áp lực chốt lời mạnh. Khối lượng giao dịch bình quân TCH theo đó sụt giảm từ hơn 1.5 triệu cp để xuống còn 706,000 cp/phiên.

Trên HNX, cổ phiếu KVC có khối lượng giao dịch bình quân đạt gần 2.8 triệu cp/phiên, tăng 266% so với tuần trước, dẫn đầu mức tăng toàn sàn. Tuần qua, KVC giảm gần 17%, còn nếu xét trong 1 tháng thì giảm đến 78%, đang giao dịch tại mức thấp nhất trong lịch sử 2,500 đồng/cp. Trước biến động này của KVC thì phía Công ty đã lên tiếng rằng việc giá giảm là do biến động cung cầu thị trường chứ không liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh. Trong quý 3/2016, KVC đạt doanh thu hơn 171 tỷ đồng, tăng 80% so với cùng kỳ năm trước; lãi ròng cũng tăng mạnh lên mức 10.6 tỷ đồng, gấp 9 lần. Và thông tin mới đây nhất giúp nhà đầu tư mạnh tay gom KVC có thể là từ việc Chủ tịch Đỗ Hùng muốn mua thêm 10 triệu cp KVC.

Bên cạnh đó, nhiều mã giảm khá cũng đạt được mức tăng mạnh dòng tiền tuần qua như TIG, HUT, VGS, SCR, HDO, PVS

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm mạnh nhất sàn HOSE

 

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX

 

Tuần qua, khối ngoại mua ròng trên HOSE với 137 tỷ đồng và bán ròng trên HNX với 24.7 tỷ đồng. Trên HOSE, lực mua ròng tập trung mạnh nhất là ở HPG với 121.1 tỷ đồng; tiếp theo là KDH với 59.3 tỷ đồng, CII với 45 tỷ đồng, VCB với 34.9 tỷ đồng… Về phía bán ròng là các mã như MSN với gần 44.02 tỷ đồng, tiếp theo là DXG với 40.5 tỷ đồng, FLC với 33.7 tỷ đồng...

Trên sàn HNX, giá trị bán ròng mạnh của khối ngoại tập trung chủ yếu ở VKC với 13.15 tỷ đồng, PVS với 8.4 tỷ đồng và VNR với 7 tỷ đồng; ngược lại mua ròng chủ yếu ở VCS và BVS với 7.15 tỷ và 3.87 tỷ đồng./.

Các tin tức khác

>   Giá FID giảm sàn liên tục là do tin đồn Ban lãnh đạo có liên quan MTM (08/11/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 07/11: Test vùng 668-675 điểm (07/11/2016)

>   VCG: Công ty TNHH Thủy tinh Pha lê Bohemia HN trở thành Công ty con của Vinaconex (07/11/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 07/11: VN-Index đóng cửa sát 675 điểm (07/11/2016)

>   Rót tiền vào cổ phiếu nào trong thời gian này? (07/11/2016)

>   Bầu cử Tổng thống Mỹ ảnh hưởng như thế nào đến VN-Index trong tháng 11? (07/11/2016)

>   Góc nhìn tuần 07/11 – 11/11: Điều chỉnh sâu hơn? (06/11/2016)

>   07/11: Bản tin 20 giờ qua (07/11/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 07/11 (07/11/2016)

>   Phạt tối đa 700 triệu đồng với hành vi làm giả tài liệu hồ sơ chào bán cổ phiếu riêng lẻ (04/11/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật