Thứ Hai, 28/11/2016 20:00

Chuyển động dòng tiền tuần 21-25/11: Lần đầu của MSN

Trong tuần giao dịch qua (21-25/11), xuất hiện nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn và vừa có dòng tiền tăng trưởng mạnh mẽ. Bên cạnh đó thì cuộc chơi ở nhóm cổ phiếu đầu cơ vẫn tiếp diễn.

Thị trường chứng khoán tuần qua diễn biến theo trạng thái xanh vỏ đỏ lòng, VN-Index dù kết thúc tuần tăng nhẹ nhưng phần lớn các cổ phiếu đều suy giảm. Cùng với biến động đó, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 105.7 triệu đơn vị/phiên giảm nhẹ 1.06% so với tuần giao dịch trước; trong khi trên sàn HNX chỉ đạt 32.87 triệu cổ phiếu/phiên giảm 8.37%.

Trên HOSE, dòng tiền không có sự lan tỏa mà chỉ tập trung chủ yếu ở một số cổ phiếu vốn hóa vừa và lớn như MSN, GMD, DCL, DGW, BID, BVH, CTG, NT2, TCM

Một thông tin nóng trong tuần qua đó chính là MSN quyết định sẽ chi ra hàng ngàn tỷ đồng để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông. Cụ thể, HĐQT MSN đã thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ 50%. Đồng thời thực hiện chia cổ tức năm 2015 và tạm ứng cổ tức 2016 bằng tiền với tỷ lệ 30%. Chính kế hoạch lần đầu tiên sau 7 năm niêm yết mới nhìn thấy ở MSN đã giúp nhà đầu tư mạnh tay giải ngân ở cổ phiếu này, nhờ đó khối lượng giao dịch bình quân tuần qua tăng ấn tượng gần 166% so với tuần trước, đạt hơn 666,000 đơn vị/phiên và giá cổ phiếu cũng tăng hơn 7%, đạt 68,000 đồng/cp.

Được biết, việc chi trả cổ tức bằng tiền và phát hành cổ phiếu thưởng dự kiến sẽ hoàn tất trong quý 1 năm 2017. Bên cạnh đó, HĐQT MSN cũng thông qua kế hoạch phát hành trái phiếu không chuyển đổi tại nước ngoài với tổng giá trị phát hành dự kiến tối đa 300 triệu USD.

Ngoài MSN thì cổ phiếu DCL cũng rất đáng chú ý khi giá bật tăng hơn 16% và thanh khoản tăng 144% so với tuần trước, đạt 366,500 đơn vị/phiên. Liên quan đến DCL thì cổ phiếu FIT cũng được nhà đầu tư mua vào khá mạnh khi khối lượng giao dịch bình quân lên đến 5.4 triệu đơn vị/phiên, tăng 220% với giá tăng gần 15%. Mức tăng của FIT về dòng tiền cũng là mức tăng mạnh nhất trên cả hai sàn trong tuần qua. Được biết, từ 09/11-08/12, FIT đăng ký mua 1.5 triệu cp của DCL nhằm nâng tỷ lệ sở hữu lên 66.18%, tương đương 37,282,616 cp.

Ngoài ra, DCL tăng nhiều khả năng do gặt hái những kết quả khả quan sau 9 tháng đầu năm với doanh thu tăng trưởng 10% và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 37% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, thông tin tích cực từ việc ngành Dược Việt Nam trở thành một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất khu vực châu Á (17%-20%) tại thời điểm hiện tại cũng đã hỗ trợ tích cực cho sự tăng trưởng cổ phiếu này trong tuần qua.

Ngược lại, nhiều cổ phiếu vốn hóa vừa và lớn phải chịu cảnh dòng tiền rời bỏ như NKG, TCH, KDC, VHC, REE, DPM, SSI hay VIS… trong đó TCH ngoài việc khối lượng giao dịch bình quân giảm 57% thì giá cũng bốc hơi 12%. Nhiều khả năng TCH đang bị chốt lời mạnh khi tuần giao dịch trước đó cổ phiếu này tăng đáng kể.

Song, hai cổ phiếu giảm dòng tiền mạnh nhất là BGM và KSH với khối lượng giao dịch bình quân lần lượt đạt 102,000 cp/phiên và 177,700 cp/phiên, tương ứng giảm 81% và 72% so với tuần trước đó.

Trên HNX, xu hướng dòng tiền chuyển từ hàng đầu cơ này sang hàng đầu cơ khác càng thể hiện rõ hơn trong top 20 mã có khối lượng giao dịch tăng/giảm nhiều nhất. Cụ thể, KLF, VKC, ITQ, HVA, LIG, TTB, DCS, SVN… có khối lượng giao dịch bình quân tăng mạnh thì những mã như TC6, KHB, THT, HKB, ACM, KSK, KVC, FID… thì giảm mạnh thanh khoản. Chuyển động này của dòng tiền rất giống với tuần giao dịch trước đó, chỉ có điều nhiều mã đầu cơ như ACM, HKB hay TC6 có khối lượng giao dịch tăng thì tuần qua lại ở nhóm giảm.

Cũng không thể bỏ qua giao dịch ấn tượng của KLF tuần qua với khối lượng giao dịch bình quân tăng 180%, đạt 3.3 triệu cp/phiên và giá tăng đến gần 37% sau 5 phiên trần liên tục. Ngoài ra, giao dịch KLF còn ấn tượng ở chỗ hàng triệu cổ phiếu dư mua luôn chờ sẵn tại mức giá trần khiến mã này luôn trong tình trạng cháy hàng. Thông tin KLF bất ngờ hút tiền được cho đến từ thông tin CTCP Xây dựng Faros (ROS) lên kế hoạch mua thêm cổ phần một công ty liên kết của KLF (sở hữu 36% vốn) với giá tối đa 100,000 đồng/cp.

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HOSE

 

 

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX

 

Tuần qua, khối ngoại bán ròng bán mạnh hơn 810 tỷ đồng trên cả hai sàn. Đây cũng là tuần bán ròng mạnh nhất của khối ngoại trong vòng 3 tháng trở lại đây. Trong đó, họ bán ròng trên HOSE với hơn 800 tỷ đồng, tập trung mạnh nhất là ở VNM với 583.13 tỷ đồng; tiếp theo là HPG với 69.85 tỷ đồng, VIC với 67.41 tỷ đồng, DPM với 40 tỷ đồng… Về phía mua ròng là các mã như CII với gần 72.2 tỷ đồng, tiếp theo là PVD với 20.3 tỷ đồng, LIX với 18.2 tỷ đồng...

Trên sàn HNX, giá trị bán ròng của khối ngoại đạt 10 tỷ đồng tập trung chủ yếu ở PVS với 30.3 tỷ đồng, VCG với 2.8 tỷ đồng và NTP với 2.78 tỷ đồng; ngược lại mua ròng chủ yếu ở HUT và PLC với 13.78 tỷ và 6.2 tỷ đồng./.

Các tin tức khác

>   UPCoM Index và các cổ phiếu nóng (29/11/2016)

>   20 năm chứng khoán Việt và “thời điểm khó khăn nhất” (28/11/2016)

>   Thủ tướng nêu 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán (28/11/2016)

>   Chứng khoán SmartInvest bị phạt 100 triệu đồng do vi phạm quy định về hạn chế đầu tư (28/11/2016)

>   Chứng khoán cơ bản – Nền tảng vững chắc, đầu tư thành công (29/11/2016)

>   Chứng khoán cơ bản – Nền tảng vững chắc, đầu tư thành công (02/12/2016)

>   Chứng khoán cơ bản – Nền tảng vững chắc, đầu tư thành công (06/12/2016)

>   Chứng khoán cơ bản – Nền tảng vững chắc, đầu tư thành công (10/12/2016)

>   Chứng khoán cơ bản – Nền tảng vững chắc, đầu tư thành công (12/12/2016)

>   VIETSTOCK: Khai giảng lớp Phân tích dòng tiền ngày 19/12/2016 tại TPHCM (28/11/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật