Thứ Sáu, 28/10/2016 22:44

Việt Nam đang mất cân đối trong cấu trúc thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam còn nhiều hạn chế và bất cập, tồn tại sự mất cân đối trong cấu trúc thị trường tài chính khi khu vực ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn.

Đó là chia sẻ trong bài phát biểu của PGS.TS. Nguyễn Kim Anh – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tại buổi hổi thảo với chủ đề “Phát triển bền vững thị trường tài chính Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” được tổ chức sáng ngày 28/10.

Hội thảo chủ đề diễn ra sáng ngày 28/10

Tại buổi hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Kim Anh – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng thị trường tài chính bền vững là khi bản thân thị trường đó có khả năng tái tạo, cân bằng khi có bất ổn mà không cần sự can thiệp quá nhiều từ Chính Phủ. Yêu cầu của một thị trường tài chính bền vững bao gồm các yếu tố như có thanh khoản và dự trữ vốn lớn để chịu đựng những rủi ro; có tính đa dạng về mô hình kinh doanh mà không lệ thuộc vào ngành hay lĩnh vực; đồng thời có định hướng dài hạn và có hệ thống thông tin minh bạch, đáng tin cậy và hiệu quả.

PGS.TS Kim Anh cũng cho biết hiện nay, thị trường tài chính Việt Nam còn nhiều hạn chế và bất cập, có thể kể tới như sự bất hợp lý, mất cân đối trong cấu trúc thị trường tài chính với khu vực ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn, chịu nhiều áp lực lớn, tỷ lệ dư nợ/GDP là 111%, trong khi thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm chiếm tỷ trọng nhỏ, phát triển chưa cân xứng (giá trị trái phiếu/GDP 25% và giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán trên GDP là 27%, tổng doanh thu bảo hiểm/GDP chỉ hơn 2%); không có thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường phái sinh. Bên cạnh đó, ông Anh cũng đề cập đến tính minh bạch và an toàn thị trường tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Chính những bất hợp lý trên dẫn đến nguy cơ gây bất ổn đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Trong kế hoạch cho giai đoạn 2016-2020, Ngân hàng Nhà Nước sẽ nâng cao hiệu quả thị trường tiền tệ mở cửa thị trường tín dụng và ngân hàng đáp ứng môi trường phát triển, phù hợp với cam kết quốc tế. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động và nâng cao hiệu quả của thị trường chứng khoán thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, từng bước giảm phụ thuộc vào ngân hàng.

Kỳ vọng vốn hóa cổ phiếu sẽ chiếm 70% GDP năm 2020

Trong bài tham luận về thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế,TS. Vũ Bằng – Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho rằng, quá trình hội nhập của thị trường chứng khoán Việt Nam được thể hiện qua nhiều khía cạnh từ việc nâng tiêu chuẩn niêm yết, tiêu chuẩn phát hành, tiêu chuẩn thông tin, mở cửa thị trường… Ví dụ về việc tiêu chuẩn phát hành, mở rộng quy mô công ty đại chúng và hoạt động phát hành riêng lẻ đều được nâng lên, các công ty chứng khoán đã được áp dụng tiêu chuẩn về an toàn tài chính, các tiêu chí cảnh báo tài chính. Vấn đề tăng cường quản trị công ty cần có lộ trình, một phần bởi chi phí cao, mặt khác là do các thói quen của doanh nghiệp chưa thể áp dụng các quy chuẩn chung ngay.

Ông Bằng cũng đề cập đến những cải tiến trong thời gian thanh toán (giảm xuống còn T+2), việc mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài khi nới room tại các công ty cổ phần lên 100%. Đặc biệt, với vấn đề nới room, Ủy ban sẽ tiến hành trình lên một bộ luật chứng khoán mới để tháo gỡ những vướng mắc.

“Một số doanh nghiệp khi được nới room ngoại lên trên 51% thì được cho là doanh nghiệp nước ngoài nên sẽ rất ảnh hưởng trong cách ứng xử với nhà đầu tư nước ngoài, chúng tôi có kế hoạch ban hành luật mới để tháo gỡ vấn đề”. Ông Vũ Bằng cho biết.

Bên cạnh đó, UBCKNN cũng đang thực hiện tái cấu trúc thị trường trên 4 trụ cột, trong đó đặc biệt là tăng quy mô thị trường. Hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài xem thị trường chứng khoán Việt Nam có quy mô quá nhỏ và khó vào.

“Trong các chính sách gần đây đã ban hành về việc tăng cổ phần hóa và gắn cổ phần hóa với niêm yết. Tất cả các công ty nhà nước đã cổ phần hóa mà không đưa lên niêm yết sẽ bị phạt”- Theo Tiến sỹ Vũ Bằng.

Tuy nhiên, một vấn đề xuất hiện là sự mất cân đối giữa sức cung cầu trên thị trường như tình trạng của Trung Quốc diễn ra dẫn đến sự sụp đổ. Do đó, UBCKNN sẽ hướng đến việc mở cửa hơn nhằm đón nhận dòng vốn nước ngoài, cho phép thiết lập chi nhánh ngân hàng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; đồng thời cải cách lại phương pháp cổ phần hóa từ đấu giá công khai sang sử dựng sổ (book building) như nhiều nước phát triển khác và đưa nhiều cổ phần đầu giá ra bên ngoài hơn, giảm sở hữu của Nhà nước. Kỳ vọng đến năm 2020, vốn hóa cổ phiếu sẽ đạt khoảng 70% GDP.

Ngoài ra, thị trường phái sinh sẽ được vào vận hàng năm 2017, đồng thời một đề án về trái phiếu doanh nghiệp cũng đã được trình lên chính phủ và kỳ vọng sẽ có thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2018.

Các tin tức khác

>   FPTS: Link công bố Nghị quyết HĐQT số 04 ngày 27/10/2016 (28/10/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 28/10: Mẫu hình Morning Doji Star hình thành? (28/10/2016)

>   KVC: Giá cổ phiếu liên tiếp nằm sàn là do cung cầu thị trường (28/10/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 28/10: Thanh khoản trở lại (28/10/2016)

>   28/10: Bản tin 20 giờ qua (28/10/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 28/10 (28/10/2016)

>   ATG: Giải trình biến động lợi nhuận sau thuế quý 3/2016 so với quý 3/2015 (27/10/2016)

>   VPH: Báo cáo kết quả phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn CSH (27/10/2016)

>   CTD: Báo cáo kết quả phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn CSH (27/10/2016)

>   E1VFVN30: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 26.10.2016 (27/10/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật