Thứ Ba, 25/10/2016 17:45

Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý và sử dụng vốn ODA

Chiều 25/10, tại trụ sở Bộ Tài chính, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (QLN), Bộ Tài chính tổ chức Họp báo chuyên đề giới thiệu những nội dung mới về quản lý tài chính các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay của các nhà tài trợ nước ngoài theo Thông tư số 111/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính. Phó cục trưởng cục QLN Hoàng Hải chủ trì buổi họp báo. Tham dự buổi họp báo còn có lãnh đạo Văn phòng Bộ, các đơn vị liên quan cùng các phóng viên cơ quan thông tấn báo chí.

* Cần báo cáo Quốc hội tất cả khiếm khuyết của quản lý và sử dụng ODA

Ông Hoàng Hải - Phó cục trưởng Cục QLN chủ trì họp báo

Vốn ODA cần được sử dụng một cách chiến lược và cẩn trọng hơn

Trao đổi tại cuộc họp báo, ông Hoàng Hải - Phó cục trưởng Cục QLN cho biết: Trong giai đoạn 10 năm trở lại đây (2005 - 2015), tổng số vốn ODA, vay ưu đãi được ký kết (khoảng 45 tỷ USD), trong đó, nguồn ODA dành cho Việt Nam tập trung chủ yếu vào lĩnh vực như: hỗ trợ cân đối tài chính vĩ mô; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội; phát triển y tế, giáo dục và đào tạo; phát triển nông nghiệp kết hợp xóa đói, giảm nghèo; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu... Qua đó góp phần nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của một số ngành kinh tế, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để thúc đẩy thương mại, đầu tư và phát triển khu vực kinh tế tư nhân; tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong bối cảnh Việt Nam bắt đầu bước vào ngưỡng của quốc gia có thu nhập trung bình thấp, việc huy động các nguồn vốn ODA trở nên khó khăn hơn. Nhằm đảm bảo mục tiêu vay nợ bền vững thì nguồn vốn ODA cũng cần được sử dụng một cách chiến lược và cẩn trọng để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế bởi thực chất, nguồn vốn ODA cũng chính là nợ quốc gia.

Yêu cầu về quản lý tài chính đối với nguồn vốn ODA trong giai đoạn tới

Từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Mức độ ưu đãi của các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam đang giảm rõ rệt. Nhiều nhà tài trợ đã chuyển từ nguồn vốn ODA sang nguồn vốn vay hỗn hợp.

Dự kiến đến tháng 7/2017 Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2% - 3,5%....

http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/tttc/r/o/ttsk/ttsk_chitiet?dDocName=MOFUCM090856&_afrLoop=33426749780131612#!%40%40%3F_afrLoop%3D33426749780131612%26dDocName%3DMOFUCM090856%26_adf.ctrl-state%3D152qn5at00_106

Các tin tức khác

>   Đa cấp Absonutrix Việt Nam bị tước giấy phép hoạt động (25/10/2016)

>   Ấn Độ chi 5 tỷ Rupee để mở rộng giao thương với các nước Đông Dương (25/10/2016)

>   Xuất khẩu phân bón sang Lào: Tăng mạnh ngoại lệ (25/10/2016)

>   TPHCM: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 ước tăng 5.03% (25/10/2016)

>   Xuất khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm tăng nhẹ hơn 5% (25/10/2016)

>   Đầu tư FDI vào nông nghiệp còn nhiều hạn chế (25/10/2016)

>   Trung Quốc dẫn đầu về nhập khẩu dây điện và dây cáp điện (25/10/2016)

>   Cắt giảm ngân sách TP.HCM 5%: Chuyên gia kinh tế nói gì? (25/10/2016)

>   Pin khô AA Việt Nam không bị áp biện pháp CBPG tại Ấn Độ (24/10/2016)

>   Hoa Kỳ hủy rà soát hành chính lần 2 lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với tháp gió Việt Nam (24/10/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật