Thứ Ba, 25/10/2016 11:21

Đầu tư FDI vào nông nghiệp còn nhiều hạn chế

Tính đến tháng 9/2016, cả nước đã thu hút được 518 dự án FDI còn hiệu lực trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 3.54 tỷ USD (chiếm 2.4% tổng số dự án và 1.2% tổng vốn đầu tư của tất cả các lĩnh vực). Quy mô vốn trung bình của dự án trong ngành nông nghiệp khoảng 6.7 triệu USD/dự án.

* Ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn

* Làm gì khi nông nghiệp tăng trưởng âm?

Có thể thấy, tuy là ngành có nhiều tiềm năng và lợi thế nhưng dòng vốn FDI vào ngành nông nghiệp còn tương đối hạn chế so với nhu cầu của ngành. Đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng vốn đầu tư nước ngoài (năm 2012 chiếm 0.6%, năm 2013 chiếm 0.8%, năm 2014 chiếm 0.5% và năm 2015 chiếm 1%). Ngoài ra, phân bổ vốn FDI trong nông nghiệp cũng không đồng đều, các dự án FDI chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực như chế biến gỗ và lâm sản, chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi. Vốn đầu tư cho các ngành chế biến nông sản, thủy sản còn ít. Điều này đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có một chiến lược, định hướng dài hạn để thu hút vốn FDI.

Việc thu hút những doanh nghiệp nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực này sẽ giúp nền nông nghiệp Việt Nam tiếp cận công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch trong phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng và giá trị gia tăng cao; đồng thời sẽ  giúp Việt Nam sử dụng và bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên, tạo thêm nhiều việc làm và đưa cách thức quản lý tiên tiến ứng dụng vào ngành nông nghiệp...

Thời gian vừa qua, một số các nhà đầu tư lớn từ Nhật Bản, Hàn Quốc đã rất quan tâm đến các dự án nông nghiệp tại Việt Nam. Về phía Việt Nam, nhiều địa phương và doanh nghiệp đã chuẩn bị những dự án để hợp tác đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài, nhưng trên thực tế dự án mà hai bên có thể tiến tới cùng đầu tư kinh doanh còn chưa nhiều.

Được biết thêm, trước đó theo ước tính của Tổng cục Thống kê giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2016 ước đạt 397.4 ngàn tỷ đồng, bằng 99.92% so cùng kỳ năm trước, cho thấy một sự suy giảm nhẹ trong lĩnh vực này. Như vậy, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế thế giới thông qua việc tham gia một loại các FTAs, đặc biệt là TPP, nền nông nghiệp vốn nhỏ lẻ của chúng ta cần phải cố gắng khắc phục các yếu kém về kết cấu hạ tầng, đất đai, nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng và năng suất lao động mới có thể tham gia sân chơi lớn này được./.

Các tin tức khác

>   Philippines xóa bỏ hạn chế nhập khẩu gạo (24/10/2016)

>   Nhập khẩu bông tháng 9 giảm 26% sau 2 tháng tăng liên tiếp (24/10/2016)

>   Xoài da xanh đã “vượt biên” thành công sang Úc (24/10/2016)

>   Sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản và muối được miễn lệ phí môn bài (21/10/2016)

>   Xuất khẩu trái cây lần đầu “vượt mặt” xuất khẩu gạo (21/10/2016)

>   Xuất khẩu trái cây lần đầu “vượt mặt” xuất khẩu gạo (21/10/2016)

>   Việt Nam đứng thứ hai về cung ứng cà phê cho Italy (19/10/2016)

>   Giá cá tra xuất khẩu sang Brazil giảm mạnh (17/10/2016)

>   Thương hiệu gạo, có đâu mà mất! (16/10/2016)

>   8 tháng đầu năm xuất khẩu cá ngừ sang Úc tăng 96% (14/10/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật