Thứ Năm, 13/10/2016 22:23

Người dân nước nào quản lý tài chính tốt nhất?

Một cuộc khảo sát với quy mô gần như toàn cầu, nhưng không có Mỹ, về một số vấn đề liên quan đến tài chính đã cho những kết quả thú vị, Bloomberg đưa tin.

Nói về những khái niệm tài chính trừu tượng thì người dân Hong Kong biết rất nhiều. Tuy nhiên, theo kết quả một cuộc nghiên cứu do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố hôm thứ Tư vừa qua, thì Pháp mới là quốc gia được xếp cao nhất thế giới về kỹ năng quản lý tiền bạc.

Khoảng 52,000 người trưởng thành ở 30 quốc gia đã được kiểm tra kiến thức tài chính và xếp hạng về cách họ cư xử và cảm nhận về tiền bạc. Tính chung hết, Pháp được xếp hạng cao nhất, với tổng điểm là 14.9/21, theo sau là Phần Lan. Nhìn chung, quốc gia nào càng giàu có thì điểm số càng cao: Na Uy, Canada và Hong Kong đều có mặt trong Top 5. Nhưng cũng có ngoại lệ, nước Anh, với GDP bình quân đầu người là 44,000 USD/năm, chỉ đạt 13.1 điểm, thấp hơn cả mức trung bình. Hai quốc gia có số điểm tệ nhất là Belarus và Ba Lan, với số điểm lần lượt là 11.7 và 11.6.

Mỹ không tham gia vào cuộc khảo sát này, và nhóm nghiên cứu chưa cho biết lý do. Tuy nhiên, ở Mỹ không thiếu những cuộc nghiên cứu tương tự. Hồi tháng 7, Quỹ Giáo dục Đầu tư Finra đã có một cuộc khảo sát với hơn 25,000 người Mỹ nhằm đo lường khả năng tài chính của họ. Kết quả cho thấy tài chính của người Mỹ đã ổn định hơn trong vài năm qua, ngay cả khi kiến thức tài chính của họ có suy giảm đôi chút.

Trong cuộc nghiên cứu của OECD, những người tham gia được hỏi 7 câu cơ bản về kiến thức tài chính, trung bình 56% trả lời đúng ít nhất 5 câu. Người dân Hong Kong có kết quả tốt nhất cho phần này, với 5 câu đúng, đạt 84%,  trong khi người dân Malaysia và Nam Phi có kết quả thấp nhất, với khoảng 1/3 số người tham gia trả lời đúng 5 câu.

Như vậy, bằng cách so sánh, ta thấy chỉ có 37% người Mỹ có thể trả lời ít nhất 4 trong 5 câu hỏi về kiến thức được diễn đạt khác đi trong cuộc nghiên cứu ở Mỹ của quỹ Finra.

Người tham gia thường gặp rắc rối với lãi kép – một khái niệm về việc tiền lãi được tăng lên theo cấp số mũ theo thời gian. OECD đã đặt câu hỏi cho người tham gia về chuyện lãi kép sẽ ảnh hưởng đến tài khoản tiết kiệm như thế nào thì tính trung bình có 42% người tham gia đã trả lời đúng câu này, có quốc gia chỉ đạt 7% (Belarus) nhưng cũng có nơi đạt đến 65% (Na Uy). Tuy nhiên, trong số những người Mỹ được quỹ Finra khảo sát, chỉ có 1/3 trả lời đúng câu hỏi “nếu cho vay 1,000 USD với lãi suất 20% thì sẽ nhận lãi hàng năm như thế nào?”

Nhiều câu hỏi trong bài khảo sát thật sự là một bài toán. Và chỉ cần có các kỹ năng toán học là có thể theo dõi dòng tiền. Nếu ai đó thật sự không giỏi trong chuyện tiền bạc thì một bài học về lãi gộp cũng sẽ không giúp được gì. Nghiên cứu gần đây đã hỗ trợ cho điều đó, khi cho thấy rằng dạy ai đó về tiền bạc thì khó hơn chúng ta nghĩ nhiều.

John Lynch, giáo sư tại trường kinh doanh Leeds của đại học Colorado cho hay “dạy các yếu tố thuộc về tài chính không phải là giải pháp”, sau khi ông phân tích 201 cuộc nghiên cứu về các chương trình hiểu biết liên quan đến tài chính, và khám phá ra rằng các kiến thức này có “những tác động cực kỳ nhỏ lên hành vi tài chính”.

“Thay vì dạy các khái niệm tài chính trừu tượng thì giáo dục tài chính sẽ hiệu quả hơn nếu nó cung cấp cho mọi người những kỹ năng nào đó  – mà tốt nhất là gần với thời điểm cần đến chúng”, Lynch khuyên. Chẳng hạn ở Mỹ, học sinh trung học có thể được dạy về các khoản vay dành cho sinh viên, chi phí và lợi ích khi học các đại học đắt đỏ. Nhân viên mới tại một công ty có thể được dạy cách lên kế hoạch hưu trí.

Cũng như các cuộc nghiên cứu khác, ngoài phần kiến thức ra, OECD đã hỏi về hành vi và thái độ tài chính, và đây là phần mà người Pháp “ghi điểm”. Dù Pháp và Phần Lan thua xa Hong Kong về việc hiểu các khái niệm tài chính nhưng sự vượt trội của họ trong phần hành vi và thái độ tài chính đã giúp họ đứng đầu bảng tổng sắp của OECD. Trong phần này, tính trung bình, 60% người tham gia ở 30 quốc gia cho biết gia đình họ có một khoản ngân sách. Trong cuộc nghiên cứu của quỹ Finra, chỉ có 56% người Mỹ cho biết điều tương tự./.

Các tin tức khác

>   Trung Quốc vượt Mỹ thành nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới (13/10/2016)

>   Quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN (13/10/2016)

>   Cổ phiếu Samsung trượt dốc sau cuộc khủng hoảng Note 7 (12/10/2016)

>   Samsung thực chất đang tiến hành thu hồi lần 2 Galaxy Note 7 (11/10/2016)

>   Bộ trưởng Tài chính Séc được đánh giá thành công nhất ở Trung-Đông Âu (10/10/2016)

>   Các nhà mạng Mỹ tuyên bố dừng bán hoàn toàn Galaxy Note 7 (10/10/2016)

>   Máy quẹt thẻ “nuốt” 683 triệu đồng, nhà hàng biến mất? (09/10/2016)

>   Philippines theo đuổi hàng chục tỷ USD đầu tư từ Trung Quốc (09/10/2016)

>   Trung Quốc ký thỏa thuận cấp tín dụng mới và xóa nợ cho Bolivia (09/10/2016)

>   Đại diện Thương mại Mỹ hội đàm kín với Bộ trưởng Ngoại thương Cuba (08/10/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật