"Muốn tái cơ cấu, không thể không bỏ tiền"
Tái cơ cấu nền kinh tế không dùng đến kinh phí tiền bạc thì không thể làm được, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các vị đại biểu Quốc hội thảo luận về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế, sáng 22/10.
Tại tổ thảo luận số 7, Thủ tướng có mặt từ đầu giờ, lắng nghe toàn bộ ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội cùng tổ.
|
Tại tổ thảo luận số 7, Thủ tướng có mặt từ đầu giờ, lắng nghe toàn bộ ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.
Theo Thủ tướng, cần phải có quyết tâm chính trị rất cao mới có thể tái cơ cấu thành công. Bởi không quyết tâm chính trị cao thì vẫn là cách làm cũ, không ăn thua, kém hiệu quả.
Ở đây phải có bộ máy, cán bộ làm tái cơ cấu. Nhiều ý kiến cho rằng, người đứng đầu phải đứng ra ra chỉ đạo tái cơ cấu hay là có đội đặc nhiệm tái cơ cấu, dám cắt bỏ đi cái gì kém hiệu quả, Thủ tướng nói.
Phải bỏ tiền
Chính phủ dự kiến nguồn lực để thực hiện kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 trong khuôn khổ các nguồn lực huy động chung của nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020, dự kiến khoảng 10.567 nghìn tỷ đồng theo giá thực tế (tương đương khoảng 480 tỷ USD).
Trong đó tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước của các bộ, ngành và địa phương dự kiến khoảng 3.570 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 180 tỷ USD).
Về cơ cấu dự kiến vốn trong nước khoảng 75%, vốn ngoài nước khoảng 25%. Nguồn vốn FDI trong thời kỳ này dự kiến khoảng 1.462 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 68 tỷ USD). Nhu cầu huy động và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2016 - 2020 cũng đạt khoảng 39,5 tỷ USD (các Bộ, ngành Trung ương khoảng 21 tỷ USD, các địa phương khoảng 18,5 tỷ USD với tổng số trên 1.203 dự án).
10 triệu tỷ đồng hay 480 tỷ USD, theo nhiều vị đại biểu là con số không hề nhỏ so với quy mô nền kinh tế GDP loanh quanh 200 tỷ USD và thu ngân sách chưa đến 50 tỷ USD.
5 năm mà huy động thế này rất đáng lo ngại khi mà cân đối thu chi chưa bảo đảm, mỗi năm vẫn bội chi 5%, nợ xấu và nợ đọng xây dựng cơ bản không giải quyết được sẽ trở thành nợ công thì không biết Chính phủ xoay xở kiểu gì, ông Vân lo ngại.
Nhắc đến ý tưởng huy động nguồn lực trong dân chừng 500 tấn vàng và 20 tỷ USD, đại biểu Vân cho rằng nếu có chừng đó thì cũng chưa đủ.
Cùng băn khoăn, đại biểu Mai Hồng Hải (Hải Phòng) cho rằng con số lên đến 10 triệu tỷ là rất lớn và dự kiến huy động bên ngoài như Chính phủ dự kiến liệu có đảm bảo hay không?
Đề cập 3 trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống tài chính, ngân hàng, đặc biệt là thương mại và một số tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước… Thủ tướng khẳng định muốn làm những cái đó thì phải có nguồn lực.
Nợ xấu hiện nay rất lớn, muốn giải quyết vấn đề nợ xấu phải bỏ tiền bạc ra. Nhà nước phải dành ra một nguồn lực cần thiết, có ý kiến cho rằng, lấy trong dự trữ ngoại hối, hay bán doanh nghiệp Nhà nước…Tái cơ cấu không dùng đến kinh phí tiền bạc thì không thể tái cơ cấu, ông nói.
http://vneconomy.vn/thoi-su/muon-tai-co-cau-khong-the-khong-bo-tien-20161022114214624.htm
|