Thứ Hai, 31/10/2016 08:25

Đường sắt Việt Nam tốc độ cao qua giải trình của Bộ Giao thông

Theo nghị trình kỳ họp thứ hai của Quốc hội, sáng 31/10, Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).

Tiếp thu ý kiến đại biểu, cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật đã bổ sung quy định: "Đường sắt tốc độ cao là một loại hình của đường sắt quốc gia có tốc độ thiết kế từ 200 km/h trở lên; có khổ đường 1.435 mm, đường đôi, điện khí hóa".

Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đã gửi đến các vị đại biểu Quốc hội dự kiến nội dung tiếp thu và giải trình ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khi xem xét dự án luật này trong phiên họp tháng 9 vừa qua.

Tại đây, một số ý kiến đề nghị làm rõ sự phù hợp với chủ trương của Đảng và quy hoạch chung của các quy định về đường sắt tốc độ cao trong dự thảo luật.

Hà Nội - Vinh, Tp.HCM - Nha Trang làm trước

Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, phát triển đường sắt tốc độ cao đã được xác định trong chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước.

Cụ thể, tại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020  trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11  đã nêu: “Trên cơ sở quy hoạch, chuẩn bị các điều kiện để từng bước xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam với lộ trình phù hợp”.

Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 tại hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 cũng nêu: “Nghiên cứu các phương án khả thi đường sắt tốc độ cao để có kế hoạch đầu tư xây dựng phù hợp”.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt theo đó đến năm 2020 nghiên cứu các phương án xây dựng mới đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa trên trục Bắc - Nam.

Trong đó, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước ưu tiên xây dựng những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn, đặc biệt khu vực kết nối với Hà Nội và Tp.HCM như đoạn Hà Nội - Vinh, Tp.HCM - Nha Trang.

Giai đoạn đến năm 2030 triển khai xây dựng mới một số đoạn tuyến đường sắt tốc độ cao theo khả năng huy động vốn. Phấn đấu đến năm 2050 hoàn thành toàn tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Báo cáo giải trình cũng cho biết, theo kinh nghiệm phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc, khi Luật Giao thông đường bộ 2008 được ban hành, tại Việt Nam chưa xuất hiện loại hình đường bộ cao tốc. Nhưng trong luật cũng đã có quy định một số nội dung liên quan đến đường cao tốc để làm cơ sở pháp lý cho việc kêu gọi đầu tư, xây dựng và phát triển đường cao tốc sau này.

Đến nay, hệ thống đường bộ cao tốc đã và đang phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại, phát triển kinh tế - xã hội của các vùng miền, các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

Vì vậy, việc bổ sung một số quy định về đường sắt tốc độ cao trong dự thảo luật là cần thiết để có cơ sở pháp lý cho việc chuẩn bị và đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao sau này, cơ quan giải trình nhấn mạnh...

http://vneconomy.vn/thoi-su/duong-sat-viet-nam-toc-do-cao-qua-giai-trinh-cua-bo-giao-thong-201610300639792.htm

Các tin tức khác

>   Nhật Bản-Việt Nam tăng hợp tác trong lĩnh vực đầu tư và du lịch (30/10/2016)

>   Thủ tướng: Phải có bước tiến mới trong quản lý, điều hành (30/10/2016)

>   Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2016 (30/10/2016)

>   Vinamilk đặt cược vào thị trường Thái Lan (28/10/2016)

>   Phó Thủ tướng yêu cầu giám sát, chống gian lận phí BOT (29/10/2016)

>   Trung Quốc - Thị trường tiêu thụ tôm sú lớn nhất của Việt Nam (28/10/2016)

>   FDI trong 10 tháng ước đạt 12.7 tỷ USD, tăng 7.6% so với cùng kỳ (28/10/2016)

>   Xuất khẩu tháng 10 tăng nhẹ so với tháng trước (28/10/2016)

>   Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng 7% (28/10/2016)

>   Hơn 10,300 doanh nghiệp thành lập trong tháng 10 (28/10/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật