Thứ Ba, 18/10/2016 13:27

DPS: Nỗ lực “giải cứu” cổ phiếu sẽ ngăn được đà rớt không phanh?

Ngày 14/10, HĐQT CTCP Đầu tư phát triển Sóc Sơn (HNX: DPS) đã thống nhất phương án mua lại gần 1.3 triệu cp quỹ ngay trong tháng 10 này và trước đó, HĐQT công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm khả quan. Song tất cả điều này dường như đều không ngăn được đà lao dốc không phanh của cổ phiếu DPS trên thị trường hiện nay.

Vẫn đổ đèo dù tin tốt liên tục xuất hiện

Lên sàn từ mức giá 11,600 đồng/cp vào ngày 06/05/2015, DPS đã không làm thất vọng cổ đông khi nửa năm sau đó đã nhanh chóng tăng lên mức giá trên 20,000 đồng/cp (mức cao nhất đạt được vào ngày 11/12/2015 là 20,500 đồng/cp). Song đó là tất cả những gì hào quang nhất là DPS có được bởi từ thời điểm đầu năm 2016 đến nay thì giá cổ phiếu này cứ “lầm lũi” đi xuống.

Chính xác hơn là giới đầu tư bắt đầu quan ngại trước diễn biến của DPS kể từ phiên giao dịch ngày 04/10/2016. khi cổ phiếu bắt đầu rơi vào trạng thái mất thanh khoản đột ngột, cổ phiếu nằm sàn liên tục với dư bán tại giá sàn mỗi phiên lên đến vài triệu đơn vị (có phiên chiếm hơn 20% vốn điều lệ).

Giao dịch cổ phiếu DPS từ 04-17/10

Kết quả là cho đến hết phiên giao dịch 17/10, DPS đã có 10 phiên giảm sàn liên tục, giá cổ phiếu giao dịch tại 2,700 đồng/cp, tương ứng giảm gần 60% chỉ trong 1 tháng qua và 82% nếu so với tại thời điểm niêm yết.

Biến động cổ phiếu DPS từ khi niêm yết

Nguồn: http://ptkt.vietstock.vn/

Đáng chú ý, trong quãng thời gian cổ phiếu DPS giảm sàn, phía Công ty cũng đã công bố nhiều thông tin về hoạt động kinh doanh cũng như kế hoạch mua cổ phiếu quỹ. Cụ thể, ngày 06/10, trong bản tin nội bộ, DPS ước doanh thu 9 tháng đầu năm 2016 khoảng 800 tỷ và lợi nhuận 14 tỷ đồng.

Đến ngày 11/10, DPS cho biết đã họp nội bộ về việc mua 1.4 triệu cp quỹ khi HĐQT tin rằng giá cổ phiếu DPS đang thấp hơn giá trị thực. Và đến ngày 14/10 thì HĐQT DPS chính thức thống nhất phương án sẽ mua 1,277,463 cp quỹ trong thời gian 22/10-17/11/2016. Nguồn vốn thực hiện từ thặng dư vốn và lợi nhuận giữ lại.

Hai thông tin hỗ trợ được công bố nhưng diễn biến trên sàn của DPS vẫn hoàn toàn “trơ” với điều này. Giá cổ phiếu vẫn theo chiều hướng giảm kịch sàn, dư bán tại giá sàn trong 2 phiên gần đây nhất thậm chí còn gấp gần 5 lần lượng cổ phiếu quỹ mà DPS muốn mua lại.

Nghi vấn cổ đông nội bộ thoái vốn và từ chối quyền mua cp

Đi kèm với biến động giảm mạnh giá cổ phiếu trên sàn kể từ khi niêm yết của DPS là động thái thoái vốn của hàng loạt cổ đông nội bộ.

Cụ thể, sau 2 lần bán ra hơn 1.6 triệu cp DPS vào ngày 18/11/2015 và 30/06/2016, ông Nguyễn Quang Tiến - Chủ tịch HĐQT DPS đã hoàn thành thoái vốn khỏi Công ty này. Cùng mốc thời gian này, Ủy viên HĐQT Nguyễn Ngọc Lâm (con ruột ông Tiến và Thành viên BKS  Tạ Thị Ánh (vợ ông Nguyễn Ngọc Lâm) đã bán hết lần lượt gần 1.4 triệu cp và 100,000 cp DPS.

Cũng phải nói thêm là trong đợt phát hành hơn 16 triệu cp cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn trong thời gian từ 13/06-11/07/2016 vừa qua, các cổ đông nội bộ có tên trong danh sách thoái vốn trên đã đăng ký chuyển nhượng hết lượng quyền mua được phân phối. Theo đó, ông Tiến, ông Lâm và bà Ánh lần lượt bán 804,000 quyền mua, 683,400 quyền mua và 50,000 quyền mua.

Ngoài ra, Thành viên HĐQT Nguyễn Ngọc Tú cũng đã bán 80,400 quyền mua và Giám đốc Lê Tiến Dũng đã bán 80,400 quyền mua.

Giao dịch của các cổ đông nội bộ DPS

Dĩ nhiên, có người ra thì có kẻ vào, tại DPS cũng có xuất hiện nhiều cá nhân trở thành cổ đông lớn. Cụ thể, sau nhiều lần mua, bán thì đến thời điểm hiện tại bà Bùi Thị Thanh Chuyên và ông Trần Thanh Sang đang sở hữu lần lượt gần 1.5 triệu cp và 2.2 triệu cp DPS, tương ứng tỷ lệ 5.07% và 7.51%. Đây cũng là hai cổ đông lớn duy nhất của DPS vào thời điểm này.

Giao dịch các cổ đông DPS từ cuối năm 2015 đến nay

Tiền gửi có kỳ hạn là tiền từ đi vay ngân hàng?

Theo BCCT soát xét bán niên 2016, doanh thu và lợi nhuận đều có mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước khi đạt lần lượt 511 và 11 tỷ đồng. Giá trị tài sản ngắn hạn của DPS tại thời điểm cuối tháng 6/2016 đạt gần 364 tỷ đồng, tăng vọt 90% so với thời điểm đầu năm, trong đó chủ yếu đến từ hai khoản mục là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng (lãi suất 5-7%/năm) 122.7 tỷ đồng (đầu năm là 19 tỷ) và giá trị hàng tồn kho gần 102 tỷ đồng (đầu năm là 51 tỷ).

Ngược lại thì vay nợ ngắn hạn của DPS cuối quý 2/2016 cũng nhảy vọt lên hơn 178 tỷ đồng (hồi đầu năm 2016 chỉ 19 tỷ đồng). Đây đều là các khoản vay thời hạn 12 tháng với lãi suất dao động từ 6.4 - 9%/năm và tài sản đảm bảo cho các khoản vay của Công ty chính là khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng nói trên.

Trong thuyết minh tại BCTC soát xét bán niên của DPS cũng không nói rõ nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và giá trị hàng tồn kho tăng thêm trong quý 2/2016 phát sinh thêm từ đâu. Tuy nhiên, giá trị các khoản tăng thêm này gần bằng với số tiền mà DPS vay thêm trong quý 2.

Trong bản tin nội bộ DPS công bố ngày 11/10/2016, Công ty cho biết tổng mức nợ ngắn hạn ngân hàng thực chất chỉ khoảng 50 tỷ đồng là dư nợ thực, do Công ty có hợp đồng tiền gửi trị giá 120 tỷ đồng ở VCB và BIDV.

Các tin tức khác

>   BIDV: Nợ xấu tiếp tục ảnh hưởng đến lợi nhuận (18/10/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 18/10: Lực cầu duy trì tốt phiên ATC (18/10/2016)

>   SBT: Người có liên quan với Thành viên HĐQT mua "chui" cp (18/10/2016)

>   Một doanh nghiệp bị phạt vì nộp hồ sơ đăng ký CTĐC quá hạn (18/10/2016)

>   Chứng khoán Artex bị phạt 125 triệu đồng vì những đầu tư "quá tay" (18/10/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 18/10 (18/10/2016)

>   Góc nhìn 18/10: Quan sát thêm (17/10/2016)

>   18/10: Bản tin 20 giờ qua (18/10/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 17/10:  Điều chỉnh ngắn hạn? (17/10/2016)

>   Cổ phiếu nào sẽ tăng giá trong mùa báo cáo tài chính quý 3? (17/10/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật