Thứ Tư, 05/10/2016 07:41

“Có nước chi rất nhiều tiền, có thể 10-15% GDP để xử lý nợ xấu”

Người phát ngôn của Chính phủ khẳng định, việc sử dụng nguồn lực tài chính để xử lý nợ xấu của nền kinh tế thời gian tới sẽ được cân nhắc kỹ để đảm bảo an toàn nợ công.

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Đây là câu trả lời của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trong tài liệu gửi tới báo chí trong phiên họp báo Chính phủ tối 4/10.

Dẫn lại câu hỏi của phóng viên về phương án dùng ngân sách Nhà nước để xử lý một phần nợ xấu, người phát ngôn của Chính phủ cho hay, vấn đề báo chí nêu chỉ là nội dung dự thảo sơ bộ trong quá trình soạn thảo Đề án tái cơ cấu nền kinh tế.

Theo ông, kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, để xử lý nợ xấu dứt điểm và có hiệu quả cần phải có nguồn lực về tài chính, có nước phải chi rất nhiều tiền, có thể lên tới 10-15% GDP.

Tuy nhiên, với Việt Nam, thời gian qua, trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn rất khó khăn, việc xử lý nợ xấu không sử dụng trực tiếp từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Việc xử lý đang được thực hiện thông qua các biện pháp như trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro, tăng cường thu hồi nợ, bán, phát mại tài sản bảo đảm thu hồi nợ, chuyển nợ xấu thành vốn góp, thành lập VAMC để mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng bằng trái phiếu đặc biệt VAMC, tổ chức tín dụng sử dụng trái phiếu này để vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.

Theo ông, để giải quyết căn bản nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng, triển khai cơ chế mua, bán, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020. Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang xây dựng Đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.

“Trên cơ sở đánh giá, tổng kết tình hình xử lý nợ xấu giai đoạn 2011-2015, việc sử dụng các nguồn lực tài chính để xử lý nợ xấu của nền kinh tế thời gian tới sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng, phù hợp với mục tiêu tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu và tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, bảo đảm đúng quy định pháp luật, an toàn nợ công, công khai, minh bạch, hiệu quả,” người phát ngôn của Chính phủ lên tiếng../.

http://www.vietnamplus.vn/co-nuoc-chi-rat-nhieu-tien-co-the-1015-gdp-de-xu-ly-no-xau/409249.vnp

Các tin tức khác

>   Đã có cơ sở tốt để các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay (04/10/2016)

>   Lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại, thị trường OMO trầm lắng tuần thứ 19 liên tiếp (04/10/2016)

>   Đâu là phép thử an toàn để tiếp cận thẻ tín dụng? (04/10/2016)

>   Ông Dương Quyết Thắng được tái bổ nhiệm TGĐ ngân hàng chính sách xã hội (04/10/2016)

>   Hoàn 10% khi thanh toán tiền điện tự động tại Sacombank đến hết năm 2016 (03/10/2016)

>   NamABank khai trương điểm giao dịch thứ tư tại Bình Dương (03/10/2016)

>   Ngân hàng thương mại có thể hoán đổi nợ nhóm 5 thành vốn góp (03/10/2016)

>   Thông cơ chế, xóa tình trạng “ém nợ, câu giờ” (03/10/2016)

>   Sacombank ưu đãi suốt tháng 10 nhân ngày Phụ nữ Việt Nam (02/10/2016)

>   Phó thủ tướng yêu cầu xem xét bỏ trần lãi suất huy động (01/10/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật