Thứ Sáu, 28/10/2016 08:45

Bất ổn chính sách kinh tế toàn cầu tăng lên mức cao kỷ lục

Trong khi chiến dịch “Brexit” vẫn tiếp diễn, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tới hồi căng thẳng và những tranh chấp khác đang diễn ra trên toàn thế giới thì mức độ bất ổn đang ở mức cao kỷ lục trong năm 2016, dựa trên một chỉ số mới theo dõi các bài báo tại nhiều quốc gia.


Đây là một chỉ số đo lường niềm tin kinh tế dưới tác động của các sự kiện lớn như cuộc tấn công ngày 11/09 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. (Xem hình dưới)

 

Chỉ số toàn cầu được tính bằng cách lấy tổng bình quân các chỉ số dựa trên tỷ trọng GDP của mỗi nước.

Theo các nhà nghiên cứu, các chỉ báo này không phải là nguồn duy nhất cho thấy sự gia tăng của mức độ bất ổn trong những năm gần đây. Khái niệm này đã được kiểm tra bằng cách so sánh các dữ liệu trong bài báo với các phương pháp tương tự có sử dụng các báo cáo về các điều kiện kinh tế Mỹ (Beige Book) của Fed, các yếu tố rủi ro được liệt kê trong báo cáo tài chính của công ty và chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE.

Những nguồn tin này đã “vẽ” một bức tranh tương tự với chỉ số trong bài báo - sự bất ổn liên quan đến chính sách đang dần tăng cao từ khoảng năm 2008. Báo chí là một nguồn dữ liệu thiết thực vì cơ sở dữ liệu của họ trải dài trong nhiều thập kỷ và được cập nhật hàng ngày.

Các chỉ số được tính toán bằng cách đếm tần suất xuất hiện những sự kiện mới thỏa mãn ba tiêu chí: có liên quan đến nền kinh tế, chính sách và sự bất ổn. Những tin tức này không chỉ phản ánh những lo lắng kéo dài, mà còn có thể làm thay đổi cách suy nghĩ của mọi người.

"Báo chí không thể phản ánh hoàn toàn những gì đang xảy ra trong thực tại", Steven Davis, Giáo sư tại Trường Booth School of Business thuộc Đại học Chicago và là tác giả của bài báo mới nhất về dự án chỉ số cho biết. "Họ lấy một số thông tin của người dân về quan điểm và triển vọng, có thể không được nắm bắt bởi các nguồn truyền thống, nhưng họ cũng góp phần định hình nhận thức của người dân về hiện thực".

Thế giới của sự rắc rối

Sự bất ổn về cách các nhà hoạch định chính sách tác động đến nền kinh tế có thể dẫn đến việc đầu tư không hiệu quả của các doanh nghiệp, sự sa sút của hoạt động tuyển dụng và chi tiêu tiêu dùng ảm đạm.

Trong 5 năm qua, chỉ số bất ổn toàn cầu bình quân cao hơn so với các năm trước khoảng 60%, thậm chí còn vượt qua cả những giai đoạn xung quanh cuộc khủng hoảng nhà ở và suy thoái kinh tế năm 2008. Phần lớn sự gia tăng của mức độ bất ổn trong thời gian gần đây bị chi phối bởi sự kiện ở các nước khác - đặc biệt là quyết định Brexit, đã gây ra một thách thức lớn ở châu Âu và lan sang tận Nhật Bản. (Xem hình các chỉ số với các sự kiện lớn đánh dấu trên trang web của dự án.)

Brazil đang đối mặt với một nền kinh tế đi xuống, một loạt các cáo buộc tham nhũng và việc luận tội Tổng thống. Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã ngăn chặn một cuộc đảo chính và bị hạ điểm xếp hạng tín dụng, trong khi các cuộc xung đột quân sự, các thay đổi chính trị và tranh chấp khác đã dấy lên nhiều câu hỏi về chính sách tại Nga, Trung Quốc và Syria. Những bất ổn kinh tế có thể ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng trong ngắn hạn, cũng như các kế hoạch dài hạn cho việc xây dựng hay mở rộng nhà máy.

"Mức độ bất ổn chính sách toàn cầu đã tăng cao trong 5 năm qua còn đáng lo ngại hơn so với ngay cả những năm khủng hoảng năm 2008-2009", Davis nhận định trong bài báo. "Họ đã góp phần vào kết quả đáng thất vọng của nền kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây".

Các chỉ số được thiết kế như là một thước đo có thể được sử dụng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu về sự bất ổn tác động như thế nào với những thay đổi dài hạn trong nền kinh tế. Đồng thời, các thông tin kịp thời mà họ cung cấp cũng được sử dụng bởi các nhà quản lý quỹ đầu cơ và các nhà đầu tư để đưa ra quyết định. Các công ty như BlackRock đã sử dụng khái niệm này để xây dựng chỉ số của riêng họ, Davis nói.

"Có rất nhiều thông tin về niềm tin kinh tế mà không được hoàn toàn phản ánh trong số liệu thống kê kinh tế tiêu chuẩn", Davis nói. " Nhiều thập kỷ qua, báo chí vẫn giữ nguyên hình thức hiện tại của họ, do đó một khi dữ liệu báo chí được khai thông theo kiểu tự động hóa thì đó là một nguồn dữ liệu rất lớn có sẵn để khai thác mà phần lớn vẫn chưa được sử dụng"./.

Các tin tức khác

>   Thương mại châu Á sẽ gặp khó quý cuối năm? (27/10/2016)

>   Nỗi lo “bong bóng” nhà ở Mỹ đã trở lại? (27/10/2016)

>   Lợi nhuận Samsung lao dốc 30% sau thảm họa Galaxy Note 7 (27/10/2016)

>   Vàng rút khỏi đỉnh 3 tuần  (27/10/2016)

>   Dầu tiếp đáy 3 tuần trước nỗi lo kéo dài về thỏa thuận “sản lượng” (27/10/2016)

>   Đồng tiền mạnh nhất châu Á gia tăng thách thức cho Thái Lan (27/10/2016)

>   APPLE Inc: Lãi ròng quý 4 đạt hơn 9 tỷ USD (27/10/2016)

>   Tại sao Venezuela lại rơi vào khủng hoảng? (26/10/2016)

>   Điều gì sẽ giúp kinh tế Mỹ tiết kiệm 1.2 ngàn tỷ USD? (26/10/2016)

>   Vàng lên cao nhất trong 3 tuần (26/10/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật