Thứ Năm, 27/10/2016 16:59

Thương mại châu Á sẽ gặp khó quý cuối năm?

Theo Ngân hàng HSBC, mặc dù các thị trường đều mong đợi số liệu thương mại châu Á sẽ được cải thiện vào cuối năm 2016, nhưng những gì có được lại không thể hiện điều đó. Khi mà hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc cho thấy tín hiệu tiêu cực.

Hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh 10% trong tháng 9 mặc dù đã có các hiệu ứng cơ bản hỗ trợ. Trong khi đó, chuỗi cung ứng có liên quan đến Samsung bị gián đoạn và bộ máy công nghiệp có thể sẽ có tác động đáng kể đến số liệu của Hàn Quốc trong vài tháng tới (với một số thiệt hại thêm cho cả Việt Nam và Trung Quốc).

Trong khi đó, chỉ số CPI lại tăng ở hầu hết các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc và Philippines. Nguyên nhân chủ yếu là do những hiệu ứng cơ bản và giá của một số mặt hàng tiêu dùng lại tăng. Điều đáng lưu ý là lần đầu tiên kể từ năm 2012, chỉ số giá sản xuất PPI của Trung Quốc đã tiến đến ngưỡng dương. Mức tăng chậm của lạm phát vẫn còn là vấn đề đáng lo ngại.

Theo dự báo của HSBC, GDP của Trung Quốc sẽ tăng 6.7% trong quý 3. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý 3 của Singapore bất ngờ sụt giảm 4.1% so với quý trước chủ yếu là do hoạt động sản xuất. Điều này đã khiến HSBC hạ dự báo tăng trưởng đối với nền kinh tế Singapore.

Tại thời điểm hiện tại, hầu hết các ngân hàng trung ương đều giữ nguyên lãi suất chính sách so với tháng trước; còn Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc và Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS – Monetary Authority of Singapore) lại không thay đổi so với tuần trước. Tuy nhiên, cả hai nền kinh tế Singapore và Hàn Quốc đang phải đối mặt với triển vọng tăng trưởng yếu. Hàn Quốc sẽ buộc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cắt giảm lãi suất đến cuối năm 2016, trong khi đó  thị trường lao động ảm đạm của Singapore sẽ gia tăng nguy cơ tái tập trung trong năm tới. Bên cạnh đó, HSBC dự báo cắt giảm lãi suất sẽ diễn ra trong quý này ở New Zealand, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan cũng như Thái Lan, và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ cắt 50 điểm phần trăm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Với Việt Nam, tăng trưởng kinh tế đã tăng 6.6% trong quý 3 so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng dự báo tăng trưởng kinh tế chính thức hàng năm đã hạ mức tăng trưởng năm 2016 xuống còn 6.2 - 6.5%. Tăng trưởng tín dụng cả năm dự kiến sẽ vượt mức mục tiêu do Ngân hàng Nhà nước đề ra là 18-20% so với cùng kỳ năm 2015. Chỉ số PMI ngành sản xuất cho thấy mức tăng việc làm đang đạt mức cao của 5.5 năm qua chứng tỏ lĩnh vực sản xuất đang rất tốt./.

Các tin tức khác

>   Nỗi lo “bong bóng” nhà ở Mỹ đã trở lại? (27/10/2016)

>   Lợi nhuận Samsung lao dốc 30% sau thảm họa Galaxy Note 7 (27/10/2016)

>   Vàng rút khỏi đỉnh 3 tuần  (27/10/2016)

>   Dầu tiếp đáy 3 tuần trước nỗi lo kéo dài về thỏa thuận “sản lượng” (27/10/2016)

>   Đồng tiền mạnh nhất châu Á gia tăng thách thức cho Thái Lan (27/10/2016)

>   APPLE Inc: Lãi ròng quý 4 đạt hơn 9 tỷ USD (27/10/2016)

>   Tại sao Venezuela lại rơi vào khủng hoảng? (26/10/2016)

>   Điều gì sẽ giúp kinh tế Mỹ tiết kiệm 1.2 ngàn tỷ USD? (26/10/2016)

>   Vàng lên cao nhất trong 3 tuần (26/10/2016)

>   Dầu lần đầu tiên rớt mốc 50 USD/thùng trong 1 tuần (26/10/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật