Thứ Năm, 29/09/2016 13:14

Vinamilk – Cổ phiếu đã đầu tư thì không sợ lỗ

Chào sàn đã 10 năm, Vinamilk (VNM) có lẽ là cổ phiếu hiếm hoi không khiến nhà đầu tư thất vọng dù ở bất cứ thời điểm nào.

Xứng đáng để chọn mặt gửi vàng

Niêm yết đầu năm 2006 với 159 triệu cp, sau 10 năm Vinamilk đã nhân gấp 10 lần quy mô vốn lên 1,451 triệu cp. Đáng chú ý, trong cả quá trình tăng vốn, chỉ hai lần VNM huy động vốn từ cổ đông và nhà đầu tư mới với tổng khối lượng hơn 25 triệu cp. Còn lại phần lớn là Công ty phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông. Năm 2009, VNM phát hành cp tỷ lệ 1:1 để thưởng, liên tiếp 2 năm 2011 và 2012 chia thưởng cp tỷ lệ 50% và trong 3 năm gần đây 2014 – 2016 duy trì tỷ lệ thưởng 20%.

Bên cạnh cp thưởng, Vinamilk còn khiến cổ đông hài lòng với mức cổ tức tiền mặt bình quân 35.4% mỗi năm, điều này đồng nghĩa với việc hằng năm Công ty chi ra khoảng hơn 2,200 tỷ đồng để chia lại cho cổ đông.

Như vậy, tính một cách tương đối thì mỗi cổ đông sở hữu 1 cp VNM (tương ứng với mức vốn bỏ ra ban đầu là 53,000 đồng/cp) kể từ buổi đầu niêm yết cho đến nay đều đã tăng lên gần 10 cp (trị giá 1.4 triệu đồng – khoảng 140,000 đồng/cp) và hưởng cổ tức tiền mặt tổng tỷ lệ 354% (3.54 triệu đồng). Tức nếu bỏ ra 53,000 đồng để mua 1 cổ phiếu VNM từ thời chào sàn thì đến nay cổ đông sẽ có trong túi tới 4.94 triệu đồng.

Ngoài ra, nhìn vào đồ thị giá (đã điều chỉnh) của cổ phiếu VNM có thể thấy luôn là một xu hướng đi lên bền vững. Có thể nói nhà đầu tư tham gia vào cổ phiếu Vinamilk ở bất kể thời điểm nào thì đều có lãi và kiên trì nắm giữ càng lâu thì lãi càng lớn.

Diễn biến giá Vinamilk trong 10 năm qua (giá điều chỉnh)

Dáng dấp của một Tập đoàn sữa thuộc Top đầu thế giới

Trải qua 10 năm niêm yết, VNM đã nhân gấp 8 lần tổng mức doanh thu từ 5,659 tỷ ở năm 2005 lên 40,223 tỷ đồng tính đến cuối năm 2015 và lãi ròng tăng trưởng gấp gần 12 lần từ mốc 605 tỷ lên 7,770 tỷ đồng. Đồng thời, VNM cũng đang có một cơ cấu vốn ở mức an toàn, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trong 3 năm gần đây duy trì quanh ngưỡng 30%.

Hiện nay, Công ty đang có 13 nhà máy với công suất sản xuất 1,200 triệu lít sữa/năm để đáp ứng nhu cầu thị trường ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Hệ thống phân phối cũng trải dài khắp các tỉnh thành với 243 nhà phân phối độc quyền, 212,000 điểm bán lẻ, sản phẩm có mặt tại 1,609 siêu thị và hơn 575 cửa hàng tiện lợi toàn quốc.

Các sản phẩm sữa tươi, sữa chua của Vinamilk đang có thị phần áp đảo trong nước. Theo số liệu của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, Vinamilk giữ vị trí dẫn đầu thị trường ngành sữa nước với hơn 50% thị phần.

Ngoài ra, Công ty đã xuất khẩu sản phẩm đi qua 43 quốc gia. Bên cạnh duy trì thị trường truyền thống tại khu vực Trung Đông và Đông Nam Á, Công ty đang tiếp tục đẩy mạnh các thị trường ở khu vực Châu Phi và cả những thị trường khó tính đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao như Nhật Bản, Canada, Mỹ. Vinamilk đến nay đã có 3 công ty con gồm Driftwood (Mỹ), Angkor Dairy Products Co., Ltd (Campuchia), Vinamilk Europe Spostka Z Ograniczona Odpowiedzialnoscia (Ba Lan) và một đơn vị liên kết là Miraka Limited (New Zealand) vừa sản xuất, vừa phân phối sản phẩm sữa ở thị trường nước ngoài.

Tính đến cuối năm 2015, hoạt động kinh doanh ở thị trường quốc tế đóng góp khoảng 13% vào tổng doanh thu hợp nhất của Vinamilk. Mục tiêu trong vòng 5 năm tới là doanh số ngoại địa sẽ chiếm 50% so với doanh thu nội địa, tức sẽ chiếm khoảng trên 30% tổng doanh thu hợp nhất.

Bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc Vinamilk từng chia sẻ với báo chí vào tháng 8/2016 rằng để hoàn thành giấc mơ trở thành 1 trong 50 tập đoàn sữa lớn nhất thế giới vào năm 2017 thì việc đầu tư ra nước ngoài là chiến lược chính trong thời gian tới.

Tin vui gần đây là cuối tháng 5/2016 vừa qua, Vinamilk đã khánh thành nhà máy sữa Angkor Milk tại Campuchia trị giá 23 triệu USD sau 10 năm thâm nhập và tìm hiểu thị trường này. Kế hoạch doanh thu của nhà máy là 35 triệu USD trong năm 2016 và tăng lên 54 triệu USD vào năm 2017./.

Xem thêm:

* DRC – Cỗ máy siêu lợi nhuận cho cổ đông

* Cổ phiếu AAA vượt vũ môn hóa rồng và thành quả dành cho cổ đông

* Tỷ suất sinh lời không tưởng cho dàn cổ đông kiên trì nắm giữ Coteccons 5 năm qua

Các tin tức khác

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/09 (29/09/2016)

>   29/09: Bản tin 20 giờ qua (29/09/2016)

>   SRA: Bị phạt 50 triệu vì chậm công bố thông tin (28/09/2016)

>   Bình chọn IR 2016: Sự bứt phá mới (28/09/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 28/09: Thận trọng trước nguy cơ điều chỉnh (28/09/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 28/09: HNX-Index bật tăng mạnh (28/09/2016)

>   28/09: Bản tin 20 giờ qua (28/09/2016)

>   Góc nhìn 28/09: Hướng đến mốc 700 điểm? (27/09/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 28/09 (28/09/2016)

>   Nếu thương vụ bán nhà máy đường HAG thành công thì… (27/09/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật