Thứ Hai, 12/09/2016 13:16

Singapore sẽ chiếm ngôi trung tâm tài chính thế giới của London?

Singapore đang là ứng viên cho vị trí “kế nhiệm” nếu London đánh mất vị thế trung tâm tài chính thế giới của mình, Bloomberg vừa đưa tin.

London Eye và Singapore Flye

PricewaterhouseCoopers LLP (PwC) cho biết, trong bảng xếp hạng “Thành phố toàn cầu tốt nhất” của mình, dựa trên các dữ liệu kinh tế và xã hội được xuất bản trước khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), đảo quốc châu Á này hiện đang xếp ngay sau London, trên cả Paris và Amsterdam, 2 thành phố châu Âu đang tìm cách thu hút các doanh nghiệp nước ngoài nếu họ quyết định chuyển việc làm ra khỏi London.

Theo PwC, công nghệ vượt trội, thuế suất thấp, hệ thống giao thông và hạ tầng cơ sở hiệu quả là những điểm đã giúp cho Singapore qua mặt cả New York và tăng thêm 1 bậc trong bảng xếp hạng so với cuộc nghiên cứu trước đây của họ trong năm 2014.

Không giống như những cuộc khảo sát khác chỉ xếp hạng các trung tâm tài chính dựa trên tính cạnh tranh, chỉ số của PwC còn đánh giá các thành phố dựa trên sức khỏe kinh tế và xã hội, đồng thời bao gồm luôn cả những yếu tố khác như mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh, dân số và tính sẵn sàng trong công nghệ.

Các kết quả thu được cho thấy tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực kinh doanh tài chính ngày càng lớn mạnh của Singapore có được một phần là nhờ ngành bảo hiểm và tài chính rất phát triển ở quốc gia này, vốn chiếm khoảng 13% nền kinh tế.

So với đối thủ chính ở châu Á là Hồng Kông, Singapore trội hơn ở các tiêu chí như mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, sức khỏe, sự an toàn và an ninh. Hồng Kông đã bị tụt một hạng trong bảng tổng sắp, xuống vị trí thứ 9, một phần là do thành phố này bị giảm “phong độ” ở hạng mục vốn trí tuệ và sáng tạo.

Chỉ một vài thành phố là tốt hơn Singapore ở hạng mục thuế. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp của Singapore hiện đang là 17%, trong khi đó ở Pháp là 30%, ở Mỹ là 35% và trung bình là 22.8% ở 35 quốc gia thành viên thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

“Một phân tích về tổng mức thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tính hiệu quả của thuế cho thấy Singapore, cùng với Dubai và Hồng Kông, có mức thuế thấp nhất và hiệu quả cao nhất”, PwC cho biết.

Tuy nhiên, vị trí số 2 trên bảng xếp hạng không có nghĩa là Singapore sẽ thu hút được các công ty đang tìm cách di chuyển hoạt động ra khỏi London khi Anh tách khỏi EU. Điểm trừ đầu tiên của Singapore là thành phố này đang siết chặt luật dành cho người lao động nước ngoài và hàng năm vẫn gặp vấn đề ô nhiễm do cháy rừng ở... Indonesia gây ra.

Hôm thứ Ba (06/09), Ravi Menon, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Singapore, cho biết nhiều doanh nghiệp đã thiết lập các hoạt động ở Hồng Kông và Singapore để tiếp cận các thị trường châu Á và Brexit có thể không làm mất đi sức hấp dẫn của London.

“London vẫn sẽ là một trung tâm tài chính quan trọng. Dẫu vậy, có thể sẽ có một số dịch chuyển sang các trung tâm tài chính khác ở châu Âu”, ông nói./.

Các tin tức khác

>   Ai mới thật sự là “ông chủ” của ngân hàng lớn nhất nước Mỹ? (12/09/2016)

>   Lập tài khoản khống, Wells Fargo nộp phạt hơn 185 triệu USD (11/09/2016)

>   WB: Thế giới thiệt hại hàng nghìn tỷ USD do ô nhiễm không khí (10/09/2016)

>   Vàng tăng nhẹ trong tuần sau nhận định của quan chức Fed (10/09/2016)

>   Dầu sụt gần 4% nhưng vẫn tăng giá trong tuần qua (10/09/2016)

>   ECB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Eurozone năm 2016 (09/09/2016)

>   Ngân hàng Thế giới bổ nhiệm tân giám đốc quốc gia tại Việt Nam (09/09/2016)

>   Các NHTW toàn cầu đã bơm bao nhiêu tiền sau khủng hoảng tài chính? (09/09/2016)

>   Starbucks đóng thuế ít hơn cả quầy bán xúc xích ngoài chợ (09/09/2016)

>   Ngân hàng lớn nhất Mỹ dính bê bối đánh cắp tiền của khách (09/09/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật