Thứ Sáu, 09/09/2016 15:53

Các NHTW toàn cầu đã bơm bao nhiêu tiền sau khủng hoảng tài chính?

4 ngân hàng trung ương (NHTW) quyền lực nhất thế giới đã bơm hơn 9 ngàn tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lạm phát và việc làm, CNNMoney đưa tin.

 

Đây quả thực là một con số khổng lồ, nó tương đương với giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ mà nước Mỹ tạo ra trong vòng 6 tháng.

“Nếu chúng ta mang một nhóm các nhà kinh tế ở năm 2008 đến thời điểm hiện tại và nói với họ rằng các NHTW đã mua tổng cộng 9 ngàn tỷ USD tài sản và vẫn đang tìm cách thúc đẩy lạm phát, tôi nghĩ họ sẽ không tin chúng ta đâu,” đó là nhận định của Michael Pearce, chuyên gia kinh tế toàn cầu tại Capital Economics.

Các NHTW đã bắt đầu in thêm tiền với khối lượng lớn ngay sau khi thế giới lâm vào suy thoái. Kế hoạch của họ rất đơn giản: Bơm thật nhiều tiền vào hệ thống để khuyến khích các ngân hàng thương mại cho vay, qua đó thúc đẩy chi tiêu của các doanh nghiệp và hộ gia đình.

Trong các giai đoạn bình thường, các NHTW chỉ cần cắt giảm lãi suất để thúc đẩy cho vay là đủ. Thế nhưng các mức lãi suất thấp kỉ lục, thậm chí là lãi suất âm trong một số trường hợp, vẫn chưa đủ. Vì vậy, họ chuyển sang một “liều thuốc” mạnh hơn và thử nghiệm việc in thêm tiền để ồ ạt mua vào trái phiếu trên thị trường. Các chuyên gia vẫn còn bất đồng về việc liệu phương án này có thực sự hiệu quả.

Pearce nhận định: “Các tác động chính dường như là các mức lãi suất dài hạn thấp hơn và lực đẩy đối với giá cổ phiếu”. Ông cũng cho biết thêm: “Hầu như không có bằng chứng cho thấy điều này đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và lạm phát”.

Cụ thể, chỉ riêng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bơm 3.9 ngàn tỷ USD thông qua 3 đợt mua tài sản. Kế hoạch đầu tiên bắt đầu từ tháng 11/2008, ngay sau khi thị trường tài chính thế giới bước vào khủng khoảng, và kéo dài đến tận tháng 10/2014.

NHTW Anh (BoE) cũng đã theo đuổi chính sách bơm tiền từ tháng 3/2009 với việc đưa vào nền kinh tế 375 triệu bảng Anh (500 tỷ USD) thông qua 3 đợt kích thích. Ngân hàng này tiếp tục làm mới chương trình kích thích trong tháng 8 năm nay sau khi Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - một đòn giáng nặng nề vào đà tăng trưởng của nước này.

Sau chương trình mua trái phiếu trong giai đoạn 2001-2006 nhằm đối phó với giảm phát, NHTW Nhật Bản (BoJ) đã tái áp dụng chương trình này vào  tháng 4/2013. Được biết, kể từ thời điểm đó đến nay, họ mua vào tổng cộng 2.5 ngàn tỷ USD trái phiếu, dữ liệu của Capital Economics cho thấy.

NHTW châu Âu (ECB) tham gia vào bữa tiệc muộn nhất với việc phát động chương trình kích thích kinh tế vào tháng 3/2015. Kế hoạch của họ là mua vào các tài sản với tổng giá trị 1.7 ngàn tỷ EUR (tương đương 2 ngàn tỷ USD) cho đến tháng 3/2017. Tại cuộc họp chính sách trong ngày thứ Ba (08/09), ECB tái khẳng định họ sẵn sàng bơm thêm tiền vào thị trường nếu cần thiết./.

Các tin tức khác

>   Starbucks đóng thuế ít hơn cả quầy bán xúc xích ngoài chợ (09/09/2016)

>   Ngân hàng lớn nhất Mỹ dính bê bối đánh cắp tiền của khách (09/09/2016)

>   Nga sẽ cạn tiền dự trữ vào năm 2018 (09/09/2016)

>   Vàng trượt dốc 2 phiên liên tiếp sau tuyên bố của ECB (09/09/2016)

>   Dầu vọt 5% lên đỉnh 2 tuần khi nguồn cung lao dốc mạnh nhất từ năm 1999 (09/09/2016)

>   Tiến trình toàn cầu hóa đang chuyển hướng? (08/09/2016)

>   Dự trữ ngoại hối Trung Quốc xuống thấp nhất 4 năm (08/09/2016)

>   2 tháng đã trôi qua, kế hoạch Brexit vẫn là một ẩn số (08/09/2016)

>   2 tháng đã trôi qua, kế hoạch Brexit vẫn là một ẩn số (08/09/2016)

>   Nguy cơ hàng loạt “tàu ma” trong vụ Hanjin phá sản (08/09/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật