Thứ Năm, 08/09/2016 17:24

Tiến trình toàn cầu hóa đang chuyển hướng?

Biểu hiện kinh tế yếu kém tại các nước có thu nhập cao, bất bình đẳng thu nhập gia tăng, cuộc khủng hoảng người di cư, các vụ khủng bố... khiến làn sóng chống toàn cầu hóa nổi lên.

Phải chăng tiến trình toàn cầu hóa đang chuyển hướng? Theo báo Finacial Times, câu trả lời có liên quan chặt chẽ đến tình hình kinh tế toàn cầu và tình hình chính trị của các nước phương Tây.

Lãnh đạo các nước tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu ngày 4-9 - Ảnh: Reuters

Thách thức từ vấn đề di cư

Vấn đề di cư đang đặt ra những câu hỏi cho tiến trình toàn cầu hóa. Trong thời đại toàn cầu hóa, không nước nào cam kết để cho người lao động di chuyển tự do.

Hàng rào ngăn người di cư ở Calais, Pháp. Ảnh: Getty

Mới đây nhất, ngày 7-9, Bộ Nội vụ Anh công bố dự án xây dựng một bức tường rào cao 4m và dài 1km giáp thành phố cảng Calais (Pháp) với tổng chi phí khoảng 3 triệu đô la Mỹ nhằm ngăn chặn làn sóng người tị nạn tập trung tại khu lán trại trái phép Calais, lợi dụng xe tải chạy qua tuyến đường hầm Channel xuyên eo biển Manche để vào Anh. Pháp đã nhiều lần mở chiến dịch giải tỏa khu lán trại trái phép Calais nhưng vấp phải sự phản đối quyết liệt của những người di cư đang sống tại đây, hiện có khoảng 7.000 người.

Dự án xây tường nói trên sẽ được khởi công trong tháng 9-2016 và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2016. Dự án này là dự án xây dựng hàng rào an ninh mới nhất tại một nước châu Âu - châu lục đang phải đối phó với làn sóng người di cư không ngừng gia tăng từ các nước xảy ra xung đột tại Trung Đông và châu Phi. Trước Anh, Hungary đã xây dựng hàng rào gia cố an ninh tại khu vực biên giới với Serbia và Áo trong nỗ lực đóng cửa tuyến đường di cư qua Balkan vào châu Âu.

Trao đổi thương mại và dòng vốn lưu chuyển trì trệ

Bên cạnh vấn đề di cư, trao đổi thương mại và sự lưu chuyển dòng vốn cũng cung cấp các bằng chứng về tiến trình toàn cầu hóa đang bị ngưng trệ. Các nhà phân tích tại Viện Peterson về kinh tế quốc tế (Peterson Institute for International Economics) cho biết từ năm 2008 đến nay, tỷ trọng thương mại thế giới và giá trị sản xuất hầu như không thay đổi, trở thành giai đoạn trì trệ dài nhất kể từ Thế chiến II. Còn theo Global Trade Alert, quy mô thương mại toàn cầu từ tháng 1-2015 đến tháng 3-2016 đã xuất hiện những trì trệ, mặc dù nền kinh tế toàn cầu tiếp tục tăng trưởng. Dòng vốn đầu tư xuyên biên giới cũng giảm từ mức đỉnh năm 2007, mặc dù nền kinh tế thế giới vẫn tăng trưởng dù tăng chậm.

Những năm gần đây, biểu hiện kinh tế yếu kém tại các nước có thu nhập cao, sự bất bình đẳng thu nhập gia tăng, sự thay đổi lớn trong cán cân quyền lực toàn cầu, những tranh chấp thương mại, chính trị (đặc biệt là tại Mỹ)... khiến tiến trình toàn cầu hóa đi vào giai đoạn "nút thắt cổ chai". Nếu tiến trình toàn cầu hóa thực sự kết thúc, thậm chí đảo ngược, đây không phải là lần đầu tiên kể từ cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ 19. Thế chiến I khiến tiến trình toàn cầu hóa khi đó bị đình trệ và cuộc "Đại suy thoái" phá hủy nó...

Chủ nghĩa bảo hộ gia tăng

Cuộc khủng hoảng tài chính gần đây nhất đã cho ra đời những sáng kiến pháp lý, trong đó nhiều sáng kiến chắc chắn sẽ làm chậm dòng vốn xuyên biên giới. Tâm lý bài ngoại gia tăng và sự suy giảm trong thương mại có thể làm chậm sự tăng trưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tóm lại, mức độ hỗ trợ của chính sách đối với toàn cầu hóa đã giảm.

Mức độ hỗ trợ về chính trị giảm sẽ còn nghiêm trọng hơn. Mỹ lần nữa là cốt lõi của câu chuyện. Donald Trump là ứng viên tổng thống Mỹ có xu hướng ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ nhất kể từ những năm 1930. Điều đáng chú ý là người góp phần phát triển chiến lược Mỹ “Trở lại châu Á” Hillary Clinton - ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ - cũng quay lưng lại với Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong khi đó, Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) mà Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang đàm phán cũng đang gặp nhiều khó khăn. Vòng đàm phán thương mại đa phương Doha cũng im hơi lặng tiếng.

Đọc tiếp tại đây

Phúc Minh

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Dự trữ ngoại hối Trung Quốc xuống thấp nhất 4 năm (08/09/2016)

>   2 tháng đã trôi qua, kế hoạch Brexit vẫn là một ẩn số (08/09/2016)

>   2 tháng đã trôi qua, kế hoạch Brexit vẫn là một ẩn số (08/09/2016)

>   Nguy cơ hàng loạt “tàu ma” trong vụ Hanjin phá sản (08/09/2016)

>   Dầu lên cao nhất trong 1 tuần (08/09/2016)

>   Vàng đảo chiều sau 3 phiên leo dốc liên tiếp (08/09/2016)

>   Singapore hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2017 xuống 1,8% (07/09/2016)

>   Fed còn chờ gì mà chưa nâng lãi suất? (07/09/2016)

>   Fed còn chờ gì mà chưa nâng lãi suất? (07/09/2016)

>   Thị trường chứng khoán Mỹ chọn ai làm Tổng thống? (07/09/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật