Người Việt đã đem hơn 3.5 tỷ USD ra nước ngoài trong 6 tháng đầu năm nay
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quý 2/2016, cán cân thanh toán quốc tế tổng thể quý 2 thặng dư 3.2 tỷ USD, nâng tổng thặng dư cán cân tổng thể 6 tháng đầu năm nay lên gần 6.7 tỷ USD. Trong đó, đáng chú ý, khoản mục Tiền và tiền gửi cho thấy người Việt Nam đã đem ra nước ngoài hơn 3.5 tỷ USD, riêng quý 2 là 1.8 tỷ USD.
Tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư
Cán cân tài chính 6 tháng đầu năm nay thặng dư gần 4.6 tỷ USD, trong đó chủ yếu nhờ vào dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giải ngân ròng 5.8 tỷ USD, trong khi đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài chỉ ở mức khiêm tốn 500 triệu USD. Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong quý 2 là 309 triệu USD, trái ngược với dòng vốn bị rút ra trong quý 1 là 66 triệu USD.
Trong bối cảnh đồng USD tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác trên thế giới, thì VND vẫn duy trì được mức độ ổn định so với USD đã góp phần thu hút dòng vốn đầu tư đổ vào Việt Nam. Từ sau khi áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm điều chỉnh linh hoạt hàng ngày từ đầu năm nay đã giúp VND tránh được các cú sốc phá giá mạnh như giai đoạn trước đây. Ngoài ra, chính sách hạn chế đô la hóa và cán cân thương mại đạt được thặng dư trong những tháng đầu năm nay cũng giúp thị trường ngoại hối ổn định.
Dòng tiền gửi vẫn bị chảy ròng ra nước ngoài
Sau khi đem gần 14.2 tỷ USD ra nước ngoài gửi trong năm 2015, thì 6 tháng đầu năm nay lượng vốn chảy ra nước ngoài dưới dạng tiền và tiền gửi là gần 2.6 tỷ USD, trong đó riêng quý 2 là 1.2 tỷ USD. Đáng chú ý là các ngân hàng trong nước đã rút về 984 triệu USD trong 6 tháng qua, trong khi cả năm 2015 đã mang ra 4.6 tỷ USD ra nước ngoài gửi. Ngược lại, lượng tiền của khu vực khác bao gồm doanh nghiệp, dân cư tiếp tục chảy ra nước ngoài là hơn 3.5 tỷ USD trong 6 tháng qua, sau khi đã mang ra 9.5 tỷ USD vào năm 2015.
Trong bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu thường không diễn ra mạnh mẽ trong những tháng đầu năm, thì các ngân hàng cũng không cần thiết duy trì số dư tiền gửi quá lớn tại các ngân hàng nước ngoài, nên đã rút về và giảm bớt trạng thái ngoại hối, nhất là khi Fed đã tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản đồng USD trong 6 tháng đầu năm. Trong khi đó, nguồn tiền gửi của khu vực khác đã duy trì dòng chảy ra suốt từ quý 1/2013 (thời điểm NHNN công bố số liệu thống kê này) cho đến quý 2/2016, với tổng giá trị lên đến 30.67 tỷ USD, đây là điều rất đáng lo ngại.
Ngoài ra, lượng vốn chảy vào Việt Nam dưới dạng tiền gửi 6 tháng đầu năm nay là 576 triệu USD, có cải thiện so với dòng vốn tiền gửi bị rút ra 666 triệu USD trong năm 2015. Trong đó lượng tiền gửi của các TCTD chảy vào là 566 triệu USD và của khu vực khác chỉ ở mức khiêm tốn 10 triệu USD.
Hoạt động vay và trả nợ nước ngoài nhận được lượng vốn ròng chảy vào là hơn 1 tỷ USD trong 6 tháng, riêng quý 2 là 929 triệu USD, cho thấy nguồn vốn vay được giải ngân tiếp tục lớn hơn phần trả nợ. Trong đó chủ yếu tập trung vào các nguồn vốn vay dài hạn với tổng giá trị vốn nhận được là 3.1 tỷ, trong khi trả nợ gốc là 2 tỷ, bao gồm ở cả khu vực Chính phủ và tư nhân.
Dự trữ ngoại hối tăng mạnh
Sau khi đem gần 14.2 tỷ USD ra nước ngoài gửi trong năm 2015, thì 6 tháng đầu năm nay lượng vốn chảy ra nước ngoài dưới dạng tiền và tiền gửi là gần 2.6 tỷ USD, trong đó riêng quý 2 là 1.2 tỷ USD. Đáng chú ý là các ngân hàng trong nước đã rút về 984 triệu USD trong 6 tháng qua, trong khi cả năm 2015 đã mang ra 4.6 tỷ USD ra nước ngoài gửi. Ngược lại, lượng tiền của khu vực khác bao gồm doanh nghiệp, dân cư tiếp tục chảy ra nước ngoài là hơn 3.5 tỷ USD trong 6 tháng qua, sau khi đã mang ra 9.5 tỷ USD vào năm 2015.
|
Những thông tin gần đây cho thấy NHNN đã mua 10 tỷ USD trong 9 tháng qua và giúp tăng dự trữ ngoại hối lên mức 40 tỷ USD. Trong thống kê cán cân thanh toán quốc tế của NHNN cũng cho thấy cơ quan này đã tăng dự trự ngoại hối thêm gần 6.7 tỷ USD chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, trong đó quý 1 tăng thêm gần 3.5 tỷ USD và quý 2 là 3.2 tỷ USD.
Trong bối cảnh nguồn vốn FDI giải ngân tăng trưởng tốt, cán cân thương mại thặng dư, lượng kiều hối đổ về ổn định thì việc NHNN tăng mạnh dự trữ ngoại hối là điều dễ hiểu, nhất là khi trần lãi suất tiền gửi USD đã giảm về 0% từ 18/12/2015 và thị trường ngoại hối gần như không có sóng để đầu tư hay đầu cơ. Trên thị trường tài chính quốc tế thì Fed tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản đồng USD khiến các ngân hàng cũng giảm trạng thái ngoại hối dương, do đó tích cực bán lại ngoại tệ cho NHNN.
Tuy nhiên, một thông số khác cũng đáng chú ý là lỗ và sai sót 6 tháng qua tiếp tục ở mức cao gần 2.8 tỷ USD, trong khi năm 2015 là 8.5 tỷ USD, mức cao thứ hai chỉ sau mức âm 12.1 tỷ USD vào năm 2009. Riêng lỗ và sai sót trong quý 2 lên đến gần 2 tỷ USD, điều này cho thấy tình trạng găm giữ ngoại tệ, nhập lậu hoặc chuyển ngân lậu ra nước ngoài vẫn tiếp tục diễn ra./.
|