Chủ Nhật, 04/09/2016 10:26

Người dân ồ ạt chặt bỏ cây càphê, Tây Nguyên có nguy cơ mất cân đối cây trồng

Do sản lượng càphê vụ này gần như mất trắng vì hạn hán, người dân Tây Nguyên đang có xu hướng chặt bỏ cây càphê để đầu tư vào cây tiêu, gây nguy cơ mất cân đối quy hoạch cây trồng chủ lực mang lại giá trị kinh tế cao tại vùng đất đỏ bazan này.

Hạn hán khiến nhiều hecta càphê chết hoặc giảm năng suất, nông dân phải chặt bỏ đầu tư vào cây trồng khác. (Ảnh minh họa)

Theo Bộ NNPTNT, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, từ đầu năm 2016 tới nay Tây Nguyên đối mặt với hạn hán nghiêm trọng, khiến hàng loạt diện tích cây càphê nằm trên đỉnh đồi, núi – nơi khó khăn về nguồn nước – gần như mất trắng.

Tình trạng khô hạn khốc liệt trong 6 tháng đầu  năm khiến nguồn nước ngầm tại Tây Nguyên cạn kiệt. Thiếu nước tưới, làm cho năng suất càphê giảm mạnh từ 30 - 70%, có nhiều vùng, đặc biệt là các vùng núi, đồi cao hàng ngàn hecta cây càphê đã mất trắng, chết khô như củi do thiếu nước tưới, buộc người dân phải chặt bỏ.

Thiếu thốn, thiếu vốn, khiến người nông dân không nghĩ được xa hơn. Do giá tiêu đang lên, nên nhiều nông dân chuyển hướng đầu tư trồng loại cây này với hi vọng có thêm thu nhập cao hơn. Điều  này có nguy cơ gây mất cân đối quy hoạch cây trồng, dẫn đến nguy cơ khủng hoảng trong cán cân cung - cầu đối với 2 loại cây này trong niên vụ tới. “Dự kiến niên vụ 2016 - 2017 sản lượng càphê giảm 20 - 25% so với niên vụ trước. Nếu không kịp thời khuyến cáo, tình trạng chặt bỏ ồ ạt cây càphê sẽ gây nên tình trạng mất cân đốim phá vỡ quy hoạch cây trồng chủ lực của Tây Nguyên” – một chuyên gia nông nghiệp nhận định.

Theo số liệu từ các tỉnh Tây Nguyên đã có 115.065ha cây cà phê bị thiếu nước tưới và bị mất trắng trong năm 2016. Đăk Lăk bị thiệt hại nặng nhất với 56.138ha cà phê bị khô hạn, mất trắng gần 4.399ha; Đăk Nông có 22.000ha bị thiếu nước tưới, trong đó 4.977ha mất trắng; Gia Lai có 399ha mất trắng; Lâm Đồng 161ha mất trắng./.

lao động

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nông dân vẫn nghèo: Sẽ giảm trồng lúa (03/09/2016)

>   9 đơn vị của Vinafood2 được xuất khẩu gạo tiếp đến hết tháng 6/2017 (01/09/2016)

>   Xuất khẩu sắn giảm mạnh do Trung Quốc giảm mua (31/08/2016)

>   HAG: Hơn 12,000 tỷ sắp đến hạn thanh toán, vẫn chưa có kết quả tái cơ cấu nợ (31/08/2016)

>   Nghịch lý đường nhiều - giá cao (30/08/2016)

>   Kim ngạch xuất khẩu tôm trong tháng 7 đạt 274 triệu USD (29/08/2016)

>   VSSA đề xuất bảo hộ ngành mía đường đến sau 2018 (29/08/2016)

>   Xuất khẩu cà phê có thể đạt trên 3 tỷ USD (28/08/2016)

>   Xuất khẩu gạo tiếp tục bế tắc do thiếu thị trường (26/08/2016)

>   Cần thêm 96.000 tỷ đồng để phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp (25/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật