Thứ Tư, 07/09/2016 18:07

Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam: Có thực sự còn nhiều cơ hội?

Tại buổi tọa đàm Chia sẻ kết quả nghiên cứu về công nghiệp ôtô và phụ tùng ôtô Việt Nam, được tổ chức tại Hà Nội ngày 6/9, nhiều ý kiến cho rằng, khó khăn lớn của nhiều doanh nghiệp hiện là sản lượng, quy mô nhỏ nên khó đưa ra giá cạnh tranh vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy vậy, cơ hội dành cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn còn nhiều. Vì vậy, rất cần sự đồng bộ hóa giữa các nhà sản xuất linh kiện.

Ảnh minh họa. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Các vấn đề chính được đưa ra tại tọa đàm là quy mô thị trường, áp lực sau năm 2018, xóa bỏ hàng rào thuế quan của ASEAN và ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển.

Ông Lê Văn Hùng, Phó giám đốc Nhà máy ôtô Veam, Bỉm Sơn, Thanh Hóa cho rằng, cơ hội thì có nhiều nhưng chỉ khi tham gia được vào chuỗi cung ứng trong và ngoài nước, chứ nếu chỉ có trong nước thì sẽ rất khó khăn.

Các chính sách của Nhà nước hiện nay là tập trung phát triển dung lượng thị trường, đủ về quy mô để thực hiện công tác nội địa hóa. Sau 2 năm ban hành quy hoạch, chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô, các chính sách về thuế, để tập trung vào dòng xe nhỏ, thân thiện môi trường.

Hiện nay, tác động của các chính sách tương đối rõ ràng, số lượng xe của năm 2016 về cơ bản đã vượt so với định hướng, theo chiến lược đến năm 2020. Tuy nhiên tỷ lệ nội địa hóa theo quy hoạch vẫn tương đối thấp, theo định hướng chúng ta đưa ra là đến năm 2020 nội địa hóa đạt 40%, 2025 là 45%, đến nay tỷ lệ nội địa hóa xe con khoảng 10-20%, xe buýt hơn 30%, xe tải 40%.

Như vậy là khoảng cách đạt tiêu chí về nội địa hóa để hưởng ưu đãi trong khung thuế quan FTA, TPP thì các doanh nghiệp và ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn cần nỗ lực rất nhiều. Bên cạnh đó, chính sách của Chính phủ đối với doanh nghiệp sẽ cần phải tính toán kỹ trong từng dung lượng thị trường trong nước.

Theo ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương: "Chúng ta sẽ tính toán phát triển vào dòng xe nhỏ, thân thiện môi trường. Việc cạnh tranh trực tiếp cũng không quan ngại lắm, tất nhiên là có ảnh hưởng, nhưng không quyết liệt, các thị trường chủ yếu là đắp bù nhau. Do vậy, dung lượng thị trường là vẫn còn cho ngành công nghiệp ôtô."

Rõ ràng việc tạo ra thị trường để doanh nghiệp có mục tiêu sản xuất là điều cần thiết nhất. Việt Nam phải nỗ lực để vươn ra bên ngoài để phát triển ngành công nghiệp ôtô, cụ thể là Chính phủ và doanh nghiệp cần có sự phối hợp để vượt qua bước rào này bằng chính những nỗ lực từ bên trong.

Trước đó, có ý kiến cho rằng Việt Nam cần chuyển sang nhập khẩu ôtô và nhường chỗ cho các ngành công nghiệp khác phát triển. Tuy vậy, các doanh nghiệp sản xuất ôtô và phụ tùng ôtô trong nước vẫn khẳng định, đây là ngành tạo ra động lực phát triển cho các ngành khác và là giải pháp cân bằng cán cân thương mại, giảm nhập khẩu./.

Đức Dũng

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Phải giảm thu phí dự án BOT cầu Cổ Chiên hơn 5 năm (07/09/2016)

>   Sẽ có thêm 67 ngành nghề kinh doanh nới room 100%? (07/09/2016)

>   Cổ đông Hoa Sen thông qua dự án luyện cán thép 10 tỷ USD tại Ninh Thuận (07/09/2016)

>   Dừng xây dựng thủy điện trong Vườn quốc gia Yok Đôn (07/09/2016)

>   Tổng Cty Đường sắt: Tham bán đất vàng, cho thuê sai mục đích (07/09/2016)

>   Gần 2.000 tỉ đồng xóa kẹt xe cửa ngõ đông bắc TP.HCM (07/09/2016)

>   Giảm thuế từ ASEAN, mức độ cạnh tranh ôtô cũng không quá gay gắt (07/09/2016)

>   Lợi nhuận của Viettel gấp 3,7 lần VNPT, MobiFone cộng lại (07/09/2016)

>   Nhật Bản cung cấp khoản vốn vay ODA 11 tỷ yen cho Việt Nam (06/09/2016)

>   Cam kết ưu đãi lọc hóa dầu: Nhà nước phải bù lỗ hàng nghìn tỷ đồng? (06/09/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật