Thứ Sáu, 02/09/2016 09:24

“Đại gia” vận tải biển sụp đổ, thương mại toàn cầu xáo trộn

Sự sụp đổ của Hanjin Shipping, tập đoàn vận tải biển khổng lồ của Hàn Quốc, đã gây ra nhiều xáo trộn trong thương mại toàn cầu. Cảng biển lớn nhất của Hàn Quốc ngày 1/9 đã từ chối đón tàu của Hanjin, trong khi nhiều khách hàng của hãng này chưa biết tìm nhà vận tải nào khác để thay thế.

Hãng tin Reuters cho biết, vào ngày 31/8, Hanjin đã nộp đơn xin tòa án thụ lý tài sản (court receivership). Động thái này diễn ra sau khi các ngân hàng quyết định chấm dứt hỗ trợ tài chính cho Hanjin và các cảng biển từ Trung Quốc tới Tây Ban Nha, Mỹ và Canada từ chối cho tàu của Hanjin vào cảng.

Sự việc lại diễn ra vào chính thời điểm sôi động nhất hàng năm của hoạt động vận tải biển toàn cầu nhằm vận chuyển hàng hóa phục vụ cho các kỳ nghỉ cuối năm.

Một nhà quản lý của Hanjin tại cảng Busan của Hàn Quốc xác nhận rằng tàu của hãng bị cảng này từ chối cho vào. Lý do là các nhà cung cấp dịch vụ về container tại cảng từ chối phục vụ tàu của Hanjin vì lo ngại sẽ không được thanh toán tiền. Ngoài ra, Hanjin cũng đang lo ngại rằng tàu của hãng có thể bị các chủ nợ bắt để trừ nợ.

Hãng điện tử LG, nhà sản xuất TV lớn thứ nhì thế giới, cho biết sẽ hủy đơn hàng với Hanjin và đang tìm kiếm một nhà vận tải khác để thay thế. Một quan chức thuộc Hiệp hội Vận tải Quốc tế Hàn Quốc nói nhận được vô số cuộc gọi từ các nhà gửi hàng hóa lo ngại về số phận những container hàng được thuê vận chuyển bằng đường biển tới Mỹ và châu Âu.

“Vụ việc này sẽ có ảnh hưởng đến toàn bộ ngành vận tải biển của Hàn Quốc”, vị quan chức nói.

Bộ Hàng hải của Hàn Quốc ngày 31/8 nói sự sụp đổ của Hanjin sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển của nước này trong 2-3 tháng tới. Bộ này cũng nói sẽ đề nghị công ty vận tải biển Hyundai Merchant Marine cung cấp tàu để bù vào một số tuyến vận tải của Hanjin tới Mỹ và châu Âu.

Hanjin là hãng vận tải tàu container lớn thứ 7 thế giới. Đây có thể là vụ phá sản lớn nhất từ trước đến nay trong ngành vận tải biển thế giới, vượt qua vụ phá sản của hãng United States Lines vào năm 1986.

Ngành vận tải biển toàn cầu đã gặp nhiều khó khăn do dư thừa công suất và nhu cầu suy giảm do sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu. Trong nửa đầu năm nay, Hanjin lỗ ròng 437 tỷ Won, tương đương 423 triệu USD.

Tuy chưa đến mức lâm cảnh bi đát như Hanjin, các hãng đóng tàu và vận tải biển của Hàn Quốc - vốn giữ vai trò động lực cho nền kinh tế hướng ra xuất khẩu của nước này suốt nhiều thập kỷ qua - hiện đang phải trải qua một quá trình tái cơ cấu đầy khó khăn.

Theo Viện Nghiên cứu hàng hải Hàn Quốc, cước vận tải bằng đường biển từ Busan tới Mỹ sẽ tăng 27% và từ Busan tới châu Âu sẽ tăng 47% trong ngắn hạn, khiến các nhà xuất khẩu Hàn Quốc phải tiêu tốn thêm trên 440 tỷ Won mỗi năm.

Thăng Điệp

vneconomy

Các tin tức khác

>   Apple làm thế nào để được hưởng mức thuế “siêu ưu đãi” 0.005% trong năm 2014? (01/09/2016)

>   Kinh tế Canada suy giảm mạnh nhất trong vòng 7 năm qua (01/09/2016)

>   Tổng thống Brazil bị phế truất (01/09/2016)

>   500 công ty hàng đầu Trung Quốc giảm doanh thu lần đầu trong 15 năm (30/08/2016)

>   ​Bộ trưởng kinh tế Đức nói thỏa thuận thương mại Mỹ-EU đã thất bại? (29/08/2016)

>   Tổng thống Philippines “nói đùa” việc rút khỏi Liên hiệp quốc (28/08/2016)

>   Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel phản đối TPP (27/08/2016)

>   Phó chủ tịch tập đoàn Lotte chết nghi do tự tử (26/08/2016)

>   Mỹ cảnh báo châu Âu về sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga (26/08/2016)

>   Công ty Rusoro Mining thắng kiện Venezuela về vụ quốc hữu hóa (25/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật