Thứ Năm, 01/09/2016 11:33

Apple làm thế nào để được hưởng mức thuế “siêu ưu đãi” 0.005% trong năm 2014?

Bằng cách nào mà Apple chỉ trả một mức thuế cực thấp ở Ireland suốt một thời gian dài như thế? Câu trả lời là: Do cấu trúc thuế mà công ty giá trị nhất thế giới đã thỏa thuận với quốc gia nằm ở ngoài bìa châu Âu này.

* Apple bị nghi trốn 19 tỷ USD tiền thuế tại EU, Mỹ cảnh báo trả đũa nếu EU truy thu thuế

Theo đó, Apple đã lập ra 2 công ty con ở Ireland là Apple Sales International và Apple Operations Europe để sở hữu phần lớn tài sản trí tuệ của Apple.

Hai công ty này cấp phép việc sử dụng tài sản trí tuệ đó cho các công ty con khác của Apple trên toàn cầu, và kiếm thu nhập từ những vụ cấp phép đó.

Vì thế khi một chiếc iPhone được bán ở Trung Quốc, chẳng hạn, thì công ty con ở Trung Quốc của Apple phải trả tiền cho công ty ở Ireland để cho thấy có sử dụng tài sản trí tuệ của các công ty ở Ireland. Theo Robert Willens, cố vấn và giáo sư giảng dạy về thuế  tại trường Columbia Business School cho rằng chỉ có Apple mới biết bao nhiêu % giá tiền của chiếc iPhone đó là phải chịu phí cấp phép sở hữu trí tuệ đó.

“Nhưng kết quả là lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh ở Trung Quốc được chuyển cho công ty con ở Ireland”, ông nói thêm.

Và đây là lúc mà thỏa thuận giữa Apple và Chính phủ Ireland phát huy tác dụng.

Thường thì ở Ireland, các khoản lợi nhuận đó sẽ bị đánh thuế ở mức tương đối thấp, 12.5%, nhưng nhờ vào một thỏa thuận giữa Apple và Chính phủ nước này, phần lớn lợi nhuận ở Ireland được gán cho một “trụ sở chính” không nằm ở bất kỳ quốc gia nào và vì thế không bị đánh thuế ở Ireland hay bất kỳ nơi nào khác.

"Apple và Ireland sẽ nói ‘trụ sở chính’ ấy đã kiếm được những khoản lợi nhuận này một cách hợp pháp – đó không chỉ là một “mánh lới” trong kế toán, mà trụ sở chính ấy còn đang biện minh cho việc gán hầu hết những lợi nhuận đó cho nó”, Willens nói.

Ủy ban châu Âu (EC) lại có một quan điểm khác. Họ cho rằng “trụ sở chính” ấy chỉ tồn tại trên giấy và được tạo ra với mục đích duy nhất là cho phép Apple đóng thuế rất thấp ở Ireland để đổi lại thỏa thuận đầu tư của Apple vào quốc gia này và có sử dụng một số lượng nhân viên nhất định ở đó. EC tranh luận rằng thỏa thuận thuế đó không phản ánh được “thực tế về mặt kinh tế”.

“‘Trụ sở chính’ này không nằm ở quốc gia nào cả và không có bất kỳ nhân viên hay tòa nhà nào. Hoạt động của nó chỉ là các buổi họp hội đồng lẻ tẻ”, EC cho biết trong một thông cáo báo chí hôm thứ Ba. EC muốn Apple phải trả 13 tỷ Euro cho những “ưu đãi thuế quá mức” mà Chính phủ Ireland dành cho công ty này.

Dựa trên các con số từ những cuộc điều trần ở Thượng viện Mỹ, EC đã dùng ví dụ sau đây để minh họa cho việc này trong thực tế: Vào năm 2011, Apple Sales International ghi nhận lợi nhuận là 16 tỷ Euro, nhưng theo các điều khoản trong thỏa thuận thuế, chỉ có khoảng 50 triệu Euro được xem là phải đóng thuế ở Ireland, và 15.95 tỷ Euro còn lại là không bị tính thuế. Tính ra, Apple Sales International đã đóng chưa tới 10 triệu Euro thuế doanh nghiệp ở Ireland trong năm 2011 - một mức thuế chỉ bằng khoảng 0.05% trên tổng lợi nhuận thường niên của họ. Trong những năm tiếp theo, lợi nhuận của Apple Sales International tiếp tục tăng, nhưng theo thỏa thuận, số lợi nhuận phải chịu thuế của họ ở Ireland lại không tăng, mà ngược lại giảm xuống chỉ còn... 0.005% trong năm 2014.

“Chỉ có chi nhánh Apple Sales International ở Ireland là có khả năng phát sinh thu nhập từ những sản phẩm của Apple, vì thế lợi nhuận thu được từ doanh số của công ty con này lẽ ra phải được ghi nhận ở Ireland, chứ không phải ở văn phòng ở Mỹ”, EC tranh luận.

Apple lại cho rằng, vì mục đích kế toán, họ cho “hồi hương” tất cả các mức thuế được ghi nhận ở Ireland về Mỹ. Công ty này hiện báo cáo một mức thuế rất cao, khoảng 26%, nhưng trong thực tế chỉ trả khoảng 2% hay 3%. Đây là điều mà công ty này cho rằng họ cần phải làm theo luật kế toán, và đã làm như thế suốt nhiều năm qua.

“Đó là một trong những lỗ hổng lớn nhất – nếu không muốn nói là lỗ hổng lớn nhất – của bất kỳ công ty nào giữa những gì họ ghi trong sổ sách với những gì họ thật sự phải đóng. Đó là điều mà họ bị chỉ trích – ghi thuế cao nhưng lại không thật sự muốn đóng”, Willens nói.

“Các thỏa thuận thuế giữa những Chính phủ và các công ty chắc chắn là không phải chỉ có trường hợp giữa Ireland và Apple. Liên minh châu Âu (EU) dường như đang có một quan điểm rất rộng về ‘sự trợ giúp bất hợp pháp từ Chính phủ’ với việc tính thuế này, theo đó 13 tỷ Euro là mức tính thuế lớn nhất trong lịch sử ngành thuế, và không có chỗ cho sự đàm phán”, Willens nói. “Những ngụ ý trong đó có thể cực kỳ rộng”, ông nói thêm.

“Nếu khái niệm ‘trợ giúp bất hợp pháp từ Chính phủ’ ấy được hiểu theo nghĩa rộng để bao gồm bất kỳ chương trình khuyến khích thuế nào mà bất kỳ công ty nào được hưởng thì hầu như bất kỳ công ty đa quốc gia nào cũng sẽ bị ảnh hưởng và hầu như bất kỳ ai trong số họ cũng có lý do để lo lắng”, Willens nói./.

Các tin tức khác

>   Kinh tế Canada suy giảm mạnh nhất trong vòng 7 năm qua (01/09/2016)

>   Tổng thống Brazil bị phế truất (01/09/2016)

>   500 công ty hàng đầu Trung Quốc giảm doanh thu lần đầu trong 15 năm (30/08/2016)

>   ​Bộ trưởng kinh tế Đức nói thỏa thuận thương mại Mỹ-EU đã thất bại? (29/08/2016)

>   Tổng thống Philippines “nói đùa” việc rút khỏi Liên hiệp quốc (28/08/2016)

>   Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel phản đối TPP (27/08/2016)

>   Phó chủ tịch tập đoàn Lotte chết nghi do tự tử (26/08/2016)

>   Mỹ cảnh báo châu Âu về sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga (26/08/2016)

>   Công ty Rusoro Mining thắng kiện Venezuela về vụ quốc hữu hóa (25/08/2016)

>   Doanh thu bán hàng giảm tháng 13 liên tiếp báo hiệu thời hoàng kim của đồng hồ Thụy Sỹ đã hết? (25/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật