Thứ Hai, 19/09/2016 19:02

Bảng Anh mất giá ảnh hưởng thế nào đến lạm phát?

Theo Economist, những người Anh đi nghỉ mát ở nước ngoài trong mùa hè này đã phải... nhăn mặt mỗi khi họ mua một món đồ gì đó. Đồng bảng Anh yếu (đã mất 1/10 giá trị kể từ cuộc trưng cầu dân ý Brexit hôm 23/6 vừa qua) đã khiến cho hàng hóa nước ngoài trở nên đắt hơn. Nhưng nếu nỗi đau đó được các du khách cảm nhận tức thì và dễ hiểu thì tác động từ sự rớt giá của đồng bảng Anh lên lạm phát là chậm hơn và khó nhận ra hơn.

Các dữ liệu được công bố vào hôm 13/9 vừa qua dường như cho thấy người Anh không bận tâm gì nhiều. Trong tháng 8, lạm phát tại nước này là 0.6%, không đổi so với tháng 7. Tuy vậy, có lý do để tin rằng mức chuyển qua (pass-through) cuối cùng của một đồng Bảng yếu hơn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có thể là quan trọng.

Các chuyên gia kinh tế dùng quy tắc ngón tay cái để ước tính tác động từ sự chuyển động của tiền tệ lên lạm phát. Thường thì mọi người nghĩ rằng mức giảm 10% của đồng bảng Anh rốt cuộc nghĩa là CPI tăng 2%. Tuy nhiên, chứng cứ cho thấy mức chuyển qua của tỷ giá hối đoái của nước Anh hiện đang lớn hơn so với trước đây. Trong những năm 1980, giá trị nhập khẩu của nước Anh chiếm đến 25% GDP. Giờ đây, con số đó là 31%. Khi nhập khẩu chiếm phần lớn hơn trong tổng doanh số thì lạm phát sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn từ diễn biến của tỷ giá hối đoái.

Ngay cả trong những quãng thời gian ngắn hơn, tác động từ sự chuyển động của tỷ giá hối đoái lên lạm phát cũng có thể thay đổi. Chuyên gia Kristin Forbes của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) cho rằng quan trọng là phải xét đến bối cảnh trong đó đồng tiền tăng giá hay giảm giá. “Đồng bảng Anh hiện đang bị ảnh hưởng bởi nhiều cú sốc, bao gồm cả chính sách tiền tệ, thay đổi năng suất và các sự kiện trong nền kinh tế thế giới”, bà Forbes bày tỏ ý kiến. Các cú sốc gây nên sự mất giá của đồng bảng Anh trong năm 1992 là khác với những cú sốc gây ra sự rớt giá sau cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 2007-2008. Điều đó có thể giúp giải thích vì sao phản ứng của lạm phát trong những trường hợp ấy là khá khác biệt (giảm sau giai đoạn cuối năm 1992, nhưng lại tăng ở giai đoạn giữa năm 2008).

Thế thì các cú sốc của ngày hôm nay là gì? Cuộc bỏ phiếu Brexit đại diện cho một cú sốc tác động lên nguồn cung nội địa. Sự bất ổn bắt nguồn từ các cuộc đàm phán với Liên minh châu Âu (EU) có thể làm hạn chế đầu tư, giảm tăng trưởng năng suất vốn đã ở mức yếu. Đà giảm giá của đồng bảng Anh sẽ khiến cho giá nhập khẩu tăng. Nếu tăng trưởng năng suất yếu thì các công ty sẽ vất vả hứng chịu thêm chi phí và có thể đẩy những chi phí cao hơn sang cho khách hàng của họ. Người tiêu dùng Anh có thể vô tình là “đồng lõa” của quá trình này: gần đây, các con số bán lẻ đã tăng, cho thấy rằng, ít nhất là ở thời điểm này, người tiêu dùng có thể sẵn lòng chi tiền nhiều hơn.

Vì vậy, mức chuyển qua của tỷ giá hối đoái từ đồng Bảng yếu ấy có thể lớn hơn những gì mà quy tắc ngón tay cái ngụ ý. Báo cáo mới nhất về lạm phát của BOE cho rằng vào năm 2017-2018, lạm phát sẽ cao hơn nhiều so với mục tiêu 2%, vì khi ấy hàng hóa sẽ không còn rớt giá nữa./.

Các tin tức khác

>   Các ngân hàng trung ương đã đi sai đường? (19/09/2016)

>   Các số liệu kinh tế ủng hộ quan điểm Fed nên giữ nguyên lãi suất (19/09/2016)

>   NHTW Nga hạ lãi suất xuống 10% (17/09/2016)

>   Chính phủ thông tin về vụ phá sản tại Hanjin Shipping (17/09/2016)

>   Vàng mất gần 2%/tuần sau dữ liệu về lạm phát (17/09/2016)

>   Dầu sụt hơn 6%/tuần khi tình trạng dư cung toàn cầu tiếp diễn (17/09/2016)

>   Thượng viện Australia qua dự luật tiết kiệm ngân sách 4,5 tỷ USD (16/09/2016)

>   Ngành tài chính toàn cầu học được gì từ vụ Lehman Brothers? (16/09/2016)

>   Khi nào nợ công Mỹ chạm trần trên 20 ngàn tỷ USD? (16/09/2016)

>   Sắp có đồng USD phiên bản Zimbabwe (16/09/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật