Thứ Sáu, 26/08/2016 14:29

Vinalines lỗ hơn 3,478 tỷ đồng trong năm 2014

Theo kết quả được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) công bố, từ công tác kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước năm 2014 của 234 doanh nghiệp thuộc 38 Tập đoàn (TĐ), Tổng Công ty (TCT), công ty, kết quả cho thấy có 5/38 TĐ, TCT, công ty kinh doanh thua lỗ, trong khi 33/38 TĐ, TCT, công ty kinh doanh có lãi, bảo toàn được vốn.

Sáng ngày 26/08/2016, KTNN đã tổ chức buổi họp báo công bố kết quả kiểm toán năm 2015 của Kiểm toán Nhà nước.

KTNN cho biết, mặc dù kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng kinh tế có bước phục hồi nhưng môi trường kinh doanh và năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, trong khi yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao đã gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh nên hiệu quả hoạt động của nhiều doanh nghiệp giảm sút. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu năm 2014 của TCT Lâm nghiệp là 8.6% (giảm 3.48% so với năm 2013); Vinaconex 8.5% (giảm 3.33%); PVN 15.56% (giảm 10.45%); HFIC 22.64% (giảm 2.64%); IDICO 9.8% (giảm 1.42%)…

Về kết quả kinh doanh năm 2014, có 5/38 TĐ, TCT, công ty kinh doanh thua lỗ; 33/38 TĐ, TCT, công ty kinh doanh có lãi và bảo toàn được vốn. Trong số các DNNN thua lỗ, đứng đầu là Vinalines với khoản lỗ hơn 3,478 tỷ đồng; TCT 15 lỗ 471 tỷ đồng; Vinaincon 132 tỷ đồng; TCT Mía đường II lỗ 15 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV In Đắk Lắk lỗ gần 3 tỷ đồng.

Trong số các doanh nghiệp còn lại, lợi nhuận sau thuế năm 2014 của Tập đoàn Dầu khí (PVN) là 43,818 tỷ đồng; Tổng công ty Viễn thông MobiFone 5,089 tỷ đồng; Tập đoàn Điện lực (EVN) 4,385 tỷ đồng; TCT Cảng hàng không Việt Nam (ACV) 2,505 tỷ đồng; Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC) đạt hơn 1,311 tỷ đồng; TCT Du lịch Sài Gòn 1,220 tỷ đồng; Vinataba 1,063 tỷ đồng; Habeco lãi hơn 927 tỷ đồng; TCT Khánh Việt gần 618 tỷ đồng; Vinaconex 376 tỷ đồng; TCT Xây dựng số 1 (CC1) 307 tỷ đồng; TCT Công nghiệp Sài Gòn 210 tỷ đồng…

Từ kết quả kiểm toán, KTNN điều chỉnh tăng tổng tài sản, nguồn vốn 1,854 tỷ đồng (lên 1,668,623 tỷ đồng); tổng doanh thu, thu nhập tăng 1,518 tỷ đồng (lên 790,027 tỷ đồng); lãi trong công ty liên doanh, liên kết tăng 44 tỷ đồng (lên 5,258 tỷ đồng); tổng chi phí tăng 68 tỷ đồng (lên 707,155 tỷ đồng); lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 1,494 tỷ đồng (lên 88,130 tỷ đồng); các khoản thuế và phải nộp NSNN tăng 6,220 tỷ đồng (lên 26,346 tỷ đồng).

Trong số các khoản thuế và phải nộp NSNN, PVN đứng đầu danh sách với gần 4,563 tỷ đồng, HFIC hơn 758 tỷ đồng, Habeco 210 tỷ đồng, Mobifone 201 tỷ đồng, Vinataba 128 tỷ đồng, EVN 99 tỷ đồng, IDICO 49 tỷ đồng, COMA 46 tỷ đồng, ACV 43 tỷ đồng…

Nhiều DNNN lãng phí vốn, âm vốn nặng

Ngoài ra, theo ý kiến của KTNN, nhiều TĐ, TCT quản lý nợ chưa chặt chẽ, dẫn đến nợ phải thu quá hạn, nợ khó đòi lớn (đơn cử như Công ty mẹ Mobifone có nợ khó đòi gần 313 tỷ đồng, chiếm 30.4% nợ phải thu); một số đơn vị xóa nợ chưa đủ điều kiện, trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi không đúng quy định, chưa ban hành quy chế quản lý các khoản nợ phải thu; nợ tạm ứng tồn đọng nhiều năm với số tiền lớn chưa được thu hồi.

Một số TĐ, TCT quản lý, sử dụng hàng tồn kho chưa hiệu quả, tồn kho lớn, ứ đọng, chậm luân chuyển; trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho chưa đúng quy định; không xây dựng quy chế quản lý vật tư, hàng hóa; kiểm kê hàng tồn kho chưa đầy đủ; một số đơn vị còn chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nhưng không có nguồn bù đắp.

Một số TĐ, TCT sử dụng tài sản sau đầu tư không hiệu quả gây lãng phí vốn, thua lỗ; mua sắm, thanh lý tài sản không đúng quy định; bên cạnh một số đơn vị đầu tư tài chính có hiệu quả, còn nhiều đơn vị đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp; vốn góp của các đơn vị vào nhiều doanh nghiệp khác có tình trạng tài chính xấu, có nguy cơ ngừng hoạt động hoặc phải giải thể.

Theo con số chi tiết được KTNN đưa ra, một số cái tên tiêu biểu có vốn chủ sở hữu (VCSH) âm như Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất âm VCSH hơn 1,108 tỷ đồng, CTCP Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí hơn 71 tỷ đồng (thuộc PVN); Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương Vinashin âm vốn chủ gần 8,482 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông 3,403 tỷ đồng, CTCP Vận tải Biển Bắc 2,219 tỷ đồng, CTCP Vận tải dầu khí Việt Nam 2,114 tỷ đồng, Công ty TNHH Cảng Quốc tế SP-PSA 539 tỷ đồng, Công ty TNHH Cảng Quốc tế Cái Mép 1,075 tỷ đồng... (thuộc Vinalines).

Hầu hết các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh BĐS thuộc các đơn vị thành viên của Vinalines, Habeco, ACV, IDICO, TCT Bến Thành, CC1, TCT Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị còn chậm tiến độ; một số dự án phải tạm dừng triển khai, gây lãng phí vốn đầu tư.

Ngoài ra, công tác giám sát tại một số đơn vị còn hạn chế; người đại diện vốn chưa thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ. Theo KTNN, 2 đại diện vốn của HFIC tại CTCP Cao su Thành phố Hồ Chí Minh và Ngân hàng Việt Á không hoàn thành nhiệm vụ./.

Các tin tức khác

>   Việt Nam là lựa chọn số 1 của doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào ASEAN (26/08/2016)

>   Khi quảng cáo dõi theo người sử dụng di động (26/08/2016)

>   Ngành than: Đối mặt với hàng loạt khó khăn và các giải pháp “cán đích” (26/08/2016)

>   Argentina điều tra áp dụng chống bán phá giá với gạch ốp lát nhập từ Việt Nam (26/08/2016)

>   Phí thẩm định cấp mới, gia hạn GCN đăng ký bán hàng đa cấp 5 triệu đồng (26/08/2016)

>   Tạo lực cho tôm Việt (26/08/2016)

>   Chính phủ Việt Nam đã hoàn tất hồ sơ phê chuẩn hiệp định TPP (25/08/2016)

>   Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 9.8 tỷ USD (25/08/2016)

>   Xem xét khởi tố vụ cấp khống hồ sơ thủy sản (25/08/2016)

>   Doanh nghiệp sập bẫy hacker  (25/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật