Thứ Hai, 01/08/2016 11:08

PMI tháng 7 giảm xuống 51.9 điểm, tốc độ tăng trưởng sản xuất chậm lại

Chỉ số nhà quản trị mua hàng Purchasing Managers’ Index (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã giảm từ mức 52.6 điểm trong tháng 6 xuống còn 51.9 điểm trong tháng 7. Kết quả chỉ số cho thấy các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất đã cải thiện trong 8 tháng liên tiếp, mặc dù kết quả này là thấp nhất kể từ tháng 3.

Theo đó, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng trong tháng 7, mặc dù tốc độ tăng có chậm lại một chút so với tháng trước. Cả sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều tăng yếu hơn. Trong khi đó, tốc độ tăng chi phí lại nhanh hơn, nhưng các công ty tiếp tục giảm giá bán hàng.

Mức độ cải thiện của lĩnh vực sản xuất kém hơn đã phản ánh mức tăng yếu hơn của số lượng đơn đặt hàng mới, sản lượng và việc làm. Mặc dù tăng chậm lại một chút trong tháng 7, số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng mạnh thể hiện qua các báo cáo cho thấy nhu cầu khách hàng đã cải thiện. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tiếp tục tăng trong tháng. Số lượng đơn đặt hàng mới tăng lên dẫn đến sản lượng tiếp tục tăng, và đây là lần tăng thứ tám trong tám tháng. Tuy nhiên, tốc độ tăng đã chậm lại thành mức thấp của thời kỳ bốn tháng.

Giá cả đầu vào tăng với tốc độ nhanh hơn, với mức tăng giá gần như ngang bằng với mức trung bình của lịch sử chỉ số. Ngược lại, giá cả đầu ra đã giảm tháng thứ hai liên tiếp trong bối cảnh áp lực cạnh tranh và các công ty đang cố gắng kích cầu, mặc dù chỉ là nhỏ.

Các nhà sản xuất đã cố gắng tăng dự trữ hàng hóa đầu vào tháng 7, với mức tồn kho hàng mua tăng với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử chỉ số. Nhân tố làm tăng tồn kho hàng mua là việc các công ty tiếp tục tăng hoạt động mua hàng trong 8 tháng liên tiếp. Tuy nhiên, tốc độ tăng mua hàng hóa đã chậm lại.

Cuối cùng, tồn kho hàng thành phẩm đã giảm nhẹ, từ đó kéo dài thời kỳ giảm hiện nay thành 7 tháng. Các thành viên nhóm khảo sát cho biết nguyên nhân của việc giảm này là do hàng hóa được chuyển cho khách hàng.

Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Việt Nam, công ty thu thập kết quả khảo sát Markit nói: "Có hai cách nhìn nhận về dữ liệu PMI mới nhất của Việt Nam. Cách tiếp cận lạc quan cho rằng lĩnh vực sản xuất tiếp tục tăng trưởng khi số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh. Mặt khác, quan điểm kém lạc quan hơn nhấn mạnh sự giảm sút của động lực tăng trưởng khi sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm tăng chậm hơn trong tháng 7. Tình trạng này giống như đã xảy ra trong phần lớn thời gian của năm trước, khi mà tăng trưởng tăng nhanh và sau đó chậm lại trong vài tháng sau đó mà không có một giai đoạn duy trì tăng trưởng mạnh mẽ. Các công ty hy vọng nhu cầu sẽ mạnh lên trong thời gian từ nay đến cuối năm 2016 để duy trì đà tăng trưởng"./.

Các tin tức khác

>   Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2016 (01/08/2016)

>   Thủ tướng: VAMC mới xử lý được 13.4% nợ xấu (29/07/2016)

>   TPHCM: CPI tháng 7/2016 tăng nhẹ 0.19% (28/07/2016)

>   Chọn Formosa, một bài học khác về chính sách FDI (27/07/2016)

>   CIEM: “Tăng trưởng GDP năm 2016 khó đạt 6,7%” (27/07/2016)

>   Chủ tịch VCCI: “Tôi thực sự thất vọng!” (27/07/2016)

>   Lạm phát thách thức chính sách (25/07/2016)

>   Giao thông khiến CPI tháng 7 tăng nhẹ (24/07/2016)

>   Nợ công có thể vượt trần Quốc hội giao vào cuối năm (23/07/2016)

>   Hà Nội: CPI tiếp tục tăng nhẹ trong tháng 7 (23/07/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật