Thứ Năm, 28/07/2016 08:24

TPHCM: CPI tháng 7/2016 tăng nhẹ 0.19%

Theo công bố từ Cục Thống kê TPHCM, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2016 tăng nhẹ 0.19% so tháng trước.

Một số nhân tố tác động tăng chủ yếu, bao gồm giá nhà ở thuê tăng nhẹ; giá xăng, dầu hoả có mức giá bình quân tháng 7/2016 tăng hơn so tháng trước do tác động của việc điều chỉnh tăng trong kỳ tính giá.

Ngược lại, một số nhân tố tác động giảm, bao gồm giá thực phẩm giảm nhẹ; giá hàng may mặc (quần áo may sẵn, mũ nón và giầy dép giảm nhẹ); giá sắt thép, giá gas giảm nhẹ.

Trong tháng 7/2016 có 5/11 nhóm hàng có chỉ số tăng so với tháng trước; nhóm tăng cao nhất là nhóm giao thông (1.34%); tiếp đến là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (0.44%)... Một số nhóm giảm so tháng trước như đồ uống, thuốc lá (0.37%); bưu chính viễn thông (0.45%).

Cụ thể, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm nhẹ 0.02% so tháng trước, riêng lương thực có chỉ số tăng nhẹ so đầu năm 0.95%, nguyên nhân là do các tín hiệu tích cực về tình hình xuất khẩu gạo ở những tháng đầu năm 2016, các doanh nghiệp trong nước tăng cường thu mua gạo nội địa trong dân để chủ động nguồn hàng xuất khẩu; do đó, đã tác động trực tiếp tới giá bán buôn và bán lẻ trong nước. Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới, có khả năng giá gạo sẽ không tăng cao, do giá xuất khẩu liên tục rớt giá, một phần do tác động của việc bán tháo gạo tồn kho của Thái Lan và lượng gạo xuất khẩu của các nước trong khu vực tăng khá với mức giá liên tục giảm, từ đó phần nào tác động đến giá bán buôn, bán lẻ trong nước. Về nhóm thực phẩm, giá thực phẩm tháng 7/2016 giảm nhẹ 0.07% so tháng trước.

Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0.44% chủ yếu do tác động từ việc tăng giá nhà ở thuê. Trong đó, giá thuê nhà cấp 4 tăng 0.40%; giá thuê nhà cấp 2 tăng 0.23%; giá thuê nhà chung cư loại thường tăng 2.99%.

Nhóm giao thông tăng 1.34% so tháng trước, trong đó do tác động của giá xăng bình quân tháng 7 cao hơn giá xăng bình quân tháng 6 với 2.67%. Bên cạnh đó, giá cước tàu hỏa tăng 2.17%, giá một số loại phụ tùng và phương tiện đi lại như xe máy cũng tăng nhẹ.

So với tháng 7/2015, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1.87%, với 7 nhóm hàng tăng giá là hàng ăn và dịch vụ ăn tăng 1.48%; đồ uống, thuốc lá tăng 0.89%; may mặc, giày dép tăng 0.7%; nhà ở, điện nước tăng 6.02%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 8.89%; giáo dục tăng 6.43%; hàng hóa, dịch vụ khác tăng 1.88%; 4 nhóm hàng còn lại đều giảm, trong đó nhóm giao thông giảm mạnh với mức 11.1%.

So với tháng 12/2015, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2.43%; trong đó, chỉ có 2 nhóm giảm là giao thông (2.99%) và bưu chính viễn thông (1.32%), 9 nhóm hàng còn lại đều tăng. Chỉ số giá bình bình quân 7 tháng so cùng kỳ tăng 1.14% (năm 2014 tăng 4.89%; năm 2015 tăng 0.67%)./.

 

Các tin tức khác

>   Chọn Formosa, một bài học khác về chính sách FDI (27/07/2016)

>   CIEM: “Tăng trưởng GDP năm 2016 khó đạt 6,7%” (27/07/2016)

>   Chủ tịch VCCI: “Tôi thực sự thất vọng!” (27/07/2016)

>   Lạm phát thách thức chính sách (25/07/2016)

>   Giao thông khiến CPI tháng 7 tăng nhẹ (24/07/2016)

>   Nợ công có thể vượt trần Quốc hội giao vào cuối năm (23/07/2016)

>   Hà Nội: CPI tiếp tục tăng nhẹ trong tháng 7 (23/07/2016)

>   Siêu Ủy ban quản lý vốn Nhà nước: Cần cân nhắc kỹ (23/07/2016)

>   Việt Nam chưa đủ sẵn sàng cho tiến trình hội nhập kinh tế thế giới (21/07/2016)

>   Minh bạch quản lý tài sản nhà nước (20/07/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật