Thứ Hai, 01/08/2016 20:08

Ngân hàng rủi ro nhất thế giới đang lâm nguy?

Chuyện gì đang xảy ra với Deutsche Bank?

Theo tin từ CNNMoney, vào tháng trước, ngân hàng lớn nhất của Đức đã bị Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) xem là ngân hàng rủi ro nhất thế giới chỉ vì một trong những chi nhánh tại Mỹ của ngân hàng này không qua nổi đợt sát hạch (stress test) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

 

Thị phần của Deutsche Bank đã giảm 45% trong năm nay, và vào hôm thứ Hai vừa qua, ngân hàng này lại cho biết lợi nhuận quý 2 của mình sụt đến 98%. Giá cổ phiếu Deutsche Bank trên sàn Frankfurt đã giảm 2.5%. Deutsche Bank “đổ thừa” rằng các chi phí tái cấu trúc và tăng trưởng yếu trong hai mảng ngân hàng đầu tư và tự doanh là nguyên nhân của đà sụt giảm trên.

Đây không những là ngân hàng lớn nhất ở Đức mà còn là một “ông lớn” trên sân chơi quốc tế. Trong một báo cáo hồi tháng 6, IMF cho rằng Deutsche Bank dường như là tổ chức góp phần quan trọng nhất vào những rủi ro mang tính hệ thống trong hệ thống ngân hàng toàn cầu, cùng với HSBC và Credit Suisse.

Deutsche Bank hầu như hiện diện ở khắp Luân Đôn và cuộc bỏ phiếu ra đi khỏi Liên minh châu Âu (EU) của người Anh hồi tháng trước càng gia tăng nỗi đau cho các cổ đông. Kể từ cuộc bỏ phiếu đến nay, cổ phiếu của ngân hàng này đã giảm 18%.

Ngân hàng này hiện đang cố gắng tăng nguồn vốn của mình để chuẩn bị tốt hơn cho những đợt khủng hoảng trong tương lai. John Cryan, người đảm nhiệm vị trí CEO cách đây 1 năm, đã bắt đầu bán đi các tài sản rủi ro và tạm ngưng thanh toán cổ tức.

Một trong những vấn đề của Deutsche Bank là họ không có ngân hàng bán lẻ lớn hay các hoạt động quản lý tài sản để bù đắp cho khoản lợi nhuận thấp hơn do mảng ngân hàng đầu tư mang lại. Những quy định khắt khe hơn được đưa ra kể từ cuộc khủng hoảng tài chính tài cầu đã giúp cho mảng kinh doanh cốt lõi của họ an toàn hơn nhưng cũng đem về ít lợi nhuận hơn nhiều. Và một số chuyên gia cho rằng ngân hàng này vẫn đang chịu quá nhiều rủi ro.

“Vấn đề lớn nhất là Deutsche Bank hiện có quá nhiều nợ”, các chuyên gia của ngân hàng Berenberg lưu ý.

Theo họ, ngân hàng này có hai chọn lựa – hoặc là cắt giảm tài sản hoặc là tăng vốn. Tuy nhiên, cả hai đều khó. Tình hình trên thị trường sẽ không cho phép ngân hàng này bán tài sản, trong khi việc huy động vốn từ nhà đầu tư cũng sẽ khó khăn vì ngân hàng này không thể cho thấy triển vọng lợi nhuận tương xứng.

Vì thế, Deutsche Bank đang buộc phải thu hẹp hoạt động kinh doanh. Họ đang lên kế hoạch cắt giảm 35,000 việc làm vào năm 2020. Hôm thứ Tư vừa qua, Cryan cho biết số lượng việc làm bị cắt giảm có thể nhiều hơn nếu “môi trường kinh tế yếu kém hiện tại vẫn tiếp tục”.

Deutsche Bank cũng cho biết họ đang đàm phán với Bộ Tư pháp Mỹ để khép lại một cuộc điều tra về việc kinh doanh chứng khoán bảo đảm bằng tài sản thế chấp của ngân hàng này. Tuy nhiên, việc này có thể sẽ kết thúc với một cái giá rất đắt vì những ngân hàng khác đã phải nộp phạt hàng tỷ USD./.

Các tin tức khác

>   Tổng thống Ukraine được đề nghị công nhận IMF là tổ chức khủng bố (01/08/2016)

>   Fed có thể nâng lãi suất nhanh hơn kỳ vọng thị trường (01/08/2016)

>   Thương vụ khổng lồ hơn 9 tỷ USD giữa Công ty Oracle và NetSuite (30/07/2016)

>   Vàng leo dốc gần 3% trong tháng tăng giá thứ 6 của năm 2016 (30/07/2016)

>   Dầu sắp rơi vào "thị trường con gấu" sau đà lao dốc gần 14% trong tháng 7 (30/07/2016)

>   Vì sao “thuyền trưởng” Marissa Mayer không cứu nổi “con tàu” Yahoo? (29/07/2016)

>   BOJ tăng mua ETF nhưng giữ nguyên lãi suất, JPY nhảy vọt 2% so với USD (29/07/2016)

>   Vàng leo dốc liền 3 phiên lên đỉnh 2 tuần (29/07/2016)

>   Khí thiên nhiên nhảy vọt 8%, dầu trượt dốc liền 6 phiên (29/07/2016)

>   Vì sao Trung – Nhật vẫn phải cần nhau? (28/07/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật