Thứ Hai, 08/08/2016 21:19

Ngân hàng đang cho vay mức độ nào?

Sau bài viết “Một chỉ tiêu tái cơ cấu ngân hàng bất ngờ chuyển biến”, VnEconomy nhận được thông tin chi tiết các dữ liệu liên quan đến một hạng mục thống kê từ Cơ quan Thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của các thành viên trong khối ngân hàng thương mại nhà nước tính đến tháng 5/2016 (nguồn: Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, đơn vị: %).

Bài viết trên phản ánh về diễn biến của “tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động” mà Ngân hàng Nhà nước cập nhật định kỳ hàng tháng, theo các nhóm tổ chức tín dụng.

Tỷ lệ trên có xu hướng giảm nhanh trong nửa đầu năm nay ở khối ngân hàng thương mại nhà nước (bao gồm các thành viên đã cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn giữ tỷ lệ sở hữu chi phối). Cập nhật mới nhất đến tháng 6/2016 ở nhóm này chỉ còn 93,93% so với mức 99,1% đầu năm.

Tuy nhiên, trong tài liệu của Cơ quan Thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước, một tỷ lệ khác được thống kê và phản ánh cụ thể hơn về mức độ sử dụng vốn của khối ngân hàng này.

Đó là “tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi”. Đây cũng là tỷ lệ quy định tại Thông tư 36: các ngân hàng thương mại nhà nước phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi tối đa là 90%.

Theo Cơ quan Thanh tra giám sát, “tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động” và “tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi” có cách thức tính toán và nội hàm khác nhau.

Với “tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi” mà Cơ quan Thanh tra giám sát đưa ra, khối ngân hàng thương mại nhà nước đã tuân thủ đúng giới hạn tối đa 90% quy định tại Thông tư 36. Thậm chí cập nhật đến tháng 5/2016, tỷ lệ này chỉ ở mức 79,5%.

Chi tiết hơn, tính đến tháng 5/2016, “tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi” trong nhóm cao nhất tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) là 87,7%; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là 81,3%; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 73,6%; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) là 78,5%; Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) là 70,6%; Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (CB) là 62,2% và thấp nhất là Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank) chỉ 19,2%.

Những thông tin về hạng mục thống kê “tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi” của Cơ quan Thanh tra giám sát nói trên lần đầu tiên được công bố. Còn từ trước tới nay, hệ thống thống kê của Ngân hàng Nhà nước chỉ cập nhật và công bố về “tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động”.

Minh Đức

Vneconomy

Các tin tức khác

>   Nhì nhằng những đồng tiền ngàn tỉ (08/08/2016)

>   NHNN chấp thuận 4 ngân hàng được tăng vốn điều lệ (08/08/2016)

>   Dự trữ ngoại hối đạt kỷ lục 38 tỷ USD (08/08/2016)

>   Doanh thu của DATC nửa đầu năm đạt hơn 870 tỷ đồng (08/08/2016)

>   Sẽ thu lệ phí cấp giấy phép thành lập ngân hàng 140 triệu đồng? (08/08/2016)

>   Giá vàng dao động nhẹ quanh ngưỡng 36.5 triệu đồng/lượng (08/08/2016)

>   Một chỉ tiêu tái cơ cấu ngân hàng bất ngờ chuyển biến (08/08/2016)

>   Cần xác định đúng tội danh bị cáo tại Công ty Tài chính cao su (08/08/2016)

>   Lĩnh vực ngân hàng đang “nổi” về án kinh tế, tham nhũng (08/08/2016)

>   Sẽ kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng (06/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật