Chủ Nhật, 21/08/2016 09:34

Hải Phòng: Di dời nhà máy giấy Hapaco, đề xuất đóng cửa nhà máy DAP

Đây là thông tin được ông Phạm Quốc Ka – Giám đốc Sở TNMT Hải Phòng đưa ra tại phiên trả lời chất vấn kỳ họp HĐND TP Hải Phòng diễn ra mới đây.

Nhà máy DAP đã thải ra 2,6 triệu m3 chất thải gyps ra môi trường

Ông Ka cho biết, nhà máy DAP (phường Đông Hải 2, quận Hải An) đi vào hoạt động từ năm 2009 đến nay, là cơ sở tiềm ẩn nguy cơ sự cố môi trường nghiêm trọng. Đây là cơ sở sản xuất hóa chất gồm: Nhà máy sản xuất acid sulfuric (H2SO4), Nhà máy sản xuất acid phosphoric (H3PO4), Nhà máy sản xuất phân bón DAP, Nhà máy nhiệt điện. Cả 4 nhà máy này đều xả khí thải độc hại ra môi trường.

Theo ông Ka, trước đây công tác kiểm soát không chặt chẽ, có hiện tượng xả trộm khí thải tuy nhiên sau nhiều lần bị cơ quan chức năng kiểm tra, đến nay doanh nghiệp này đã lắp đặt được hệ thống kiểm soát khí thải của nhà máy sản xuất acid sulfuric và nhà máy nhiệt điện; 2 nhà máy còn lại đã lắp đặt hệ thống xử lý nhưng chưa có hệ thống kiểm soát tự động.

“Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, Nhà máy DAP đã thải ra 2,6 triệu m3 chất thải gyps. Theo quy định thì bãi thải này chỉ được chứa tạm 3-5 năm với quy mô tối đa 10ha. Nhưng thực tế đến nay bãi thải này đã được Nhà máy lưu lại tới 7 năm với quy mô lên tới 13ha. Bãi thải gyps này có lượng acid tồn dư và hợp chất kim loại nặng rất cao, tiềm ẩn nguy cơ sự cố môi trường nghiêm trọng” – ông Ka cho biết.

Ông Ka nhấn mạnh, để ngăn ngừa sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, trước mắt DAP cần phải giảm công suất sản xuất xuống, đồng thời hạ thấp độ cao, thu gom triệt để nước rỉ từ bãi thải, xây tường bao, trồng cây xanh.

“Sở TNMT sẽ xây dựng một trạm quan trắc 24/24 giờ ở đây để giám sát chặt chẽ, đồng thời đề xuất biện pháp xử lý bãi gyps. Nếu phát hiện vượt ngưỡng sẽ xử lý nghiêm, thậm chí đề xuất đóng cửa và di dời nhà máy” – ông Ka khẳng định.

Liên quan đến kiến nghị của người dân về Nhà máy giấy Hải Âu Hapaco (đóng trên địa bàn xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng) gây ô nhiễm môi trường, ông Ka cho biết: Nhà máy này có từ lâu, công nghệ của Trung Quốc hiện đã lạc hậu, đơn vị này là điển hình của việc xả thải trộm.

“Sở cũng đã có đoàn đi kiểm tra, phát hiện một số chỉ tiêu sinh hoá cao hơn so với quy định. Sở đã yêu cầu doanh nghiệp phải di dời, nhưng nhà máy có đơn xin hoãn đến ngày 28/8/2016. Sở cũng yêu cầu doanh nghiệp phải lập kế hoạch di dời về đâu, việc di dời phải được cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận. Nếu doanh nghiệp không chấp hành, thành phố sẽ thu hồi đất” – ông Ka khẳng định./.

dđdn

Các tin tức khác

>   Thị trường ô tô: “Cuộc chiến” giá bán (21/08/2016)

>   Máy bay nhỏ sắp hết thời (20/08/2016)

>   Ô tô nhập khẩu: Số lượng tăng cao, giá trị giảm (20/08/2016)

>   Lấp kẽ hở công bố thông tin bất thường của DNNN (20/08/2016)

>   Thương lái Trung Quốc lại đẩy giá rồi lặn mất (20/08/2016)

>   Doanh nghiệp lớn nhất ASEAN muốn mua cổ phần MobiFone (19/08/2016)

>   Rút ngắn thời gian thông quan hàng xuất nhập khẩu (19/08/2016)

>   TP.HCM bỏ thu phí sử dụng đường bộ xe máy (19/08/2016)

>   Ngành cơ khí nông nghiệp: “Lép vế” trên sân nhà (19/08/2016)

>   Xu hướng M&A: Tiếp tục ngóng các thương vụ lớn từ bất động sản và bán lẻ (19/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật