Thứ Năm, 04/08/2016 22:36

Cần nhìn nợ công trên tinh thần số phận nền kinh tế

Đó là ý kiến của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khi nợ công đã tiến sát tới ngưỡng 65% GDP. Theo bà Lan để giảm nợ công thì giảm đầu tư công và chi tiêu công hiệu quả. Chuyên gia kinh tế này đặt vấn đề tăng trách nhiệm giải trình, trách nhiệm cá nhân với các dự án đầu tư công không hiệu quả đẩy nợ công lên cao. Và phải rõ ràng việc dùng nguồn nào trả nợ.

- Trước con số nợ công có thể vượt mức 65% GDP mà Quốc hội cho phép, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định Quốc hội khoá XIV sẽ kiểm soát nợ công, không xảy ra vết xe đổ như những quốc gia đi trước ở Châu Âu, Châu Mỹ. Theo bà, giải pháp nào để Quốc hội khoá XIV thực hiện điều này?

Thực ra ngưỡng năm nay như thế nào phụ thuộc vào rất nhiều Quốc hội và Chính phủ có theo đuổi mục tiêu tăng trưởng đề ra 6,7% hay không. Nợ công phụ thuộc vào chi tiêu đầu tư công, phụ thuộc hoàn toàn vào Nhà nước. Tôi nghĩ, Quốc hội và Chính phủ nên nhìn nợ công trên tinh thần số phận nền kinh tế để nhìn nhận cho đúng, bằng cách giảm chỉ tiêu tăng trưởng vừa phải và mọi cách để giảm nợ công xuống.

Khi đề ra chỉ tiêu tăng trưởng trên thì chưa có hàng loạt nhân tố bất lợi là đã xảy ra. Một là hạn hán lịch sử từ miền Trung xuống tới miền Nam. Hai là tình trạng nhiễm mặn Đồng bằng sông Cửu Long. Rồi Formosa gây ô nhiễm biển miền Trung. Tôi nghĩ tất cả những nhân tố đó là nội tại chứ chưa kể nhân tố khác là thị trường quốc tế như cạnh tranh tăng lên làm cho thị trường tiêu thụ trở nên khó khăn hơn. Điều kiện thực tế năm nay không cho phép VN đặt kỳ vọng tăng trưởng cao quá như chỉ tiêu QH đề ra.

- Vậy nên đặt chỉ tiêu tăng trưởng GDP bao nhiêu % theo bà là hợp lý với thực tiễn hiện nay để chặn đà tăng nợ công?

Tôi nghĩ nên đặt ở mức quanh 6% - mức này đã là cao. Năm nay mà có đạt dưới 6% thì vẫn chấp nhận được chứ không nên coi đó là thất bại của Chính phủ mới, Quốc hội mới.

Mục tiêu tăng trưởng nên đặt ra vừa phải để khắc phục những khó khăn nội tại của nền kinh tế, trong đó có nợ công. Muốn kiềm chế nợ công thì đừng nên đặt tăng trưởng quá cao rồi Nhà nước phải lao theo tăng trưởng. Hai là nên đặt vấn đề giải quyết nợ công bằng cách giảm bớt chi tiêu công, đầu tư công chứ không phải bằng cách tăng thu của dân, doanh nghiệp như hiện nay. Tôi vẫn đang lo ngại là xu hướng cố gắng tăng thu nhiều quá. Ngành thuế hay các ngành khác hiện vẫn đang tìm mọi cách để tăng thu thêm thôi chứ chưa thấy những cách tích cực để giảm chi về phía nhà nước, kể cả chi tiêu thường xuyên cũng như đầu tư công.

- Vậy việc nợ công vượt quá 65% GDP trong năm 2016 sẽ tác động thế nào với nền kinh tế vào các năm tiếp theo?

Hệ quả tốc độ tăng trưởng cao đẩy nợ công lên thì chỉ một mặt, mặt khác đặt chỉ tiêu năm nay cao như vậy thì năm sau sẽ cao hơn. Vậy thì phải làm sao? Khi dùng những biện pháp gượng ép như đẩy đầu tư công hay khai thác thêm dầu, khai thác thêm than thì sẽ làm cho nền kinh tế tiếp tục đi theo hướng kém hiệu quả chứ không cải thiện được căn cơ của nền kinh tế như năng lực cạnh tranh, hiệu quả của nền kinh tế.

Nợ công tăng cao thì gánh nặng lớn hơn cho những năm tới. Khi nợ công giải quyết bằng cách Nhà nước bơm tiền huy động tiền trong dân như huy động trái phiếu chẳng hạn, hoặc vay nợ bên ngoài. Vay trong nước có 2 hệ quả làm cho tín dụng không giảm được bởi vì có mức cao, ổn định của Nhà nước làm cho tín dụng bị hút vào. Thứ hai làm hạn chế đi nguồn tín dụng cung cấp cho dân, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh. Thứ 3, là Nhà nước tiếp tục giữ vai trò của mình là nhà đầu tư và nhà sản xuất quá lớn bóp nghẹt cơ hội của doanh nghiệp dân doanh.

Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi!

Nợ công có thể chạm ngưỡng 65% GDP trong tương lai gầnTrong ngày 29.7, Quốc hội dành trọn ngày để lắng nghe, thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2016. Chính phủ nhận định đến cuối năm 2015, nợ công bằng 62,2% GDP, nợ Chính phủ 50,3% (vượt trần quy định là 50%); nợ nước ngoài của quốc gia 43,1%. Năm 2015, nghĩa vụ chi trả nợ lãi trực tiếp bằng khoảng 8,4% tổng thu ngân sách Nhà nước. Chi trả nợ giai đoạn 2011-2015 gấp 1,86 lần giai đoạn 2006-2010. Dự báo chi trả nợ sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong các năm 2016, 2017 và 2018.Trong khi đó, vào tháng 4.2016, Ngân hàng Thế giới đưa ra dự báo nợ công 2016 của Việt Nam sẽ tăng ở mức 63,8% GDP, lên 64,4% vào năm tới và lên 64,7% vào 2018. Với mức trần nợ công cho phép là 65%, viễn cảnh ‘đụng trần’ nợ công của VN sẽ diễn ra trong tương lai gần.

lao động

Các tin tức khác

>   Đề xuất giảm thuế thu nhập cho DN nhỏ và vừa xuống 17% (04/08/2016)

>   Thu ngân sách tháng 7 tăng nhẹ so với cùng kỳ (03/08/2016)

>   Tăng cường điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước 2016 (02/08/2016)

>   Lãi tính tiền chậm nộp thuế chỉ còn 0.03%/ngày (01/08/2016)

>   Big C đã nộp 380 tỉ đồng tiền thuế chuyển nhượng vốn (01/08/2016)

>   Xóa nợ, khoanh nợ và giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ (31/07/2016)

>   ​Hàng loạt doanh nghiệp lớn ở Đà Nẵng nợ thuế (30/07/2016)

>   Tỷ trọng vốn đầu tư bình quân của khu vực Nhà nước 2011-2015 giảm mạnh (30/07/2016)

>   Đánh thuế, thương lái Trung Quốc sẽ hết thao túng? (29/07/2016)

>   Hướng dẫn mới về phát hành tín phiếu kho bạc (29/07/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật