Thứ Hai, 11/07/2016 08:42

Nhịp đập Thị trường 11/07: VN-Index giảm mạnh nhất trong 12 phiên qua

Tuy không đóng cửa ở mức thấp nhất trong phiên nhưng VN-Index cũng có sự suy giảm mạnh nhất trong 12 phiên trở lại đây, gần 0.98%, chốt tại 652.26 điểm. UPCoM-Index cũng mất hơn 1%, chỉ còn 57.5 điểm. Thiệt hại nặng nhất là HNX-Index khi trượt dài 1.77%, tương đương 1.55 điểm.

Áp lực chốt lãi cùng lo ngại về tác động từ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về vụ kiện giữa các nước trên Biển Đông được cho là nguyên nhân chính của phiên lao dốc hôm nay. Khối lượng giao dịch toàn phiên đạt hơn 243 triệu đơn vị, giá trị tương đương 4,336.57 tỷ đồng.

VCB với thông tin LNTT đạt 4,200 tỷ đồng 6 tháng đầu năm đã dẫn đầu nhóm cổ phiếu ngân hàng đi ngược thị trường. SSI cũng với kết quả thị phần quý 2 ấn tượng cũng là cổ phiếu hiếm hoi duy trì sắc xanh ở cuối phiên. SCR, SSI và KBC là 3 mã sôi động nhất phiên với lần lượt 20.8 triệu, 6.26 và 6.23 triệu đơn vị được giao dịch.

14h40: VN-Index rớt mạnh gần 10 điểm

Thị trường bất ngờ lao dốc khi sức chịu đựng của lực cầu là có giới hạn trong khi ở chiều ngược lại, bên bán tiếp tục ra hàng kể cả ở các mức giá thấp nhất.

14h40, VN-Index giảm mạnh gần 1.53%, rơi về dưới mốc 650 điểm, HNX-Index cũng mất 1.84%, chỉ còn 85.97 điểm. Thanh khoản toàn Thị trường đạt mức rất cao, gần 3,825 tỷ đồng.

Hàng loạt cổ phiếu đã tăng nóng trước đây đang giảm kịch sàn như C32, DRH, DMC, EVE, KSB...

Phiên sáng: Tăng áp lực chốt lời

Đà thực hiện hóa lợi nhuận tiếp tục cho đến cuối phiên sáng đã đẩy thanh khoản thị trường lên mức 2,347 tỷ đồng ở thời điểm đóng cửa. Mặc dù điểm số đã lấy lại màu xanh tuy nhiên, rất khó để duy trì điều này khi lực cung tiềm năng là rất lớn.

VN-Index tạm nghỉ giao dịch tại 659.9 điểm, tăng nhẹ 0.18%, 2 chỉ số tại sàn Hà Nội đều giảm khi lần lượt mất 0.75% và 0.84%.

Trái ngược với thị trường trong nước, cùng thời điểm này, các chỉ số chứng khoán khắp châu Á đều đang ghi nhận mức tăng điểm ấn tượng. Cụ thể, NIKKEI tăng 3.92%, hai chỉ số SHANGHAI và HSI lần lượt cộng thêm 0.91% và 1.64% giá trị.

11h: Đảo chiều

Lực bán tăng dần đang khiến VN-Index quay đầu giảm điểm, sự phân hóa đã ngày càng lớn trong nhóm các cổ phiếu dẫn đầu về vốn hóa.

Trong top10 sàn HSX, các cổ phiếu GAS, MSN, HPG giảm nhẹ, trong khi nhóm ngân hàng là VCB, CTB, BID, mặc dù vẫn tăng điểm nhưng mức tăng đã thấp hơn đáng kể. Tại Hà Nội, ngoại trừ VCGPVS, đang giữ được giá tham chiếu, 8/10 cổ phiếu lớn nhất sàn đang giảm điểm nhẹ.

10h: Thị trường phân hóa

Ở thời điểm 10h00, các chỉ số đã có dấu hiệu phân hóa khi hình thành 2 xu hướng trái chiều. Trong khi VN-Index tiếp tục tăng 0.58%, lên mức 662.49 điểm thì HNX-Index đã quay đầu giảm 0.12%.

Nếu căn cứ vào xu thế dòng tiền thì diễn biến này khá hợp lý vì các cổ phiếu tại sàn Hà Nội phần lớn là các mã có tính thị trường (đầu cơ), trong khi dòng tiền hiện tại chỉ tập trung vào các cổ phiếu có nền tảng cơ bản với kỳ vọng là lợi nhuận quý 2 khả quan.

Thanh khoản thị trường đạt mức cao với 1,135 tỷ đồng giá trị tương đương 65.8 triệu đơn vị được giao dịch.

Mở cửa: Tăng nhẹ

Thị trường mở cửa tăng nhẹ khi 2 chỉ số chính lần lượt có thêm 0.15% và 0.33%, tạm đứng tại 659.65 điểm đối với VN-Index và 87.86 điểm tại HNX-Index.

Các cổ phiếu cơ bản tốt như HSG, FPT, VCG, SSI, … tiếp tục tăng giá ấn tượng, trong khi đó, dòng tiền vẫn chưa có dấu hiệu tìm đến nhóm cổ phiếu đầu cơ, thị giá thấp. Cổ phiếu KSA tiếp tục tình trạng trắng bên mua trong khi cung cổ phiếu giá kịch sàn lên đến hàng chục triệu đơn vị.

Trước giờ giao dịch

VN-Index duy trì tuần tăng thứ 3 liên tiếp khi cộng thêm 2.87% giá trị lên đứng tại 658.68 điểm. Cùng với đó, thanh khoản toàn thị trường tăng đột biến khi có đến 4,125 tỷ đồng được giao dịch trung bình mỗi phiên, cao hơn 33.62% so với tuần trước và đạt mức cao nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây.

Trong tuần, nhóm ngành chứng khoán có mức tăng ấn tượng khi lần lượt HCM và SSI tăng mạnh 11.63% và 11.43%, trong khi đó, VND nhảy vọt đến 15.38%. Cũng tại sàn Hà Nội, 2 cổ phiếu thuộc lĩnh vực hạ tầng VCGHUT mới là những cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất khi lần lượt bay cao 27.59% và 25.25% so với giá đóng cửa cuối tuần trước.

Tuy nhiên, ở phiên cuối tuần, thị trường bất ngờ điều chỉnh ngay thời điểm dòng tiền và kỳ vọng của nhà đầu tư đang ở mức cao nhất. Sau một giai đoạn tăng nhanh và mạnh, thanh khoản lên mức rất cao như vậy đồng nghĩa với việc dòng tiền tăng đột biến là một tín hiệu cần lưu ý, nhất là khi dòng tiền đó không đủ để kéo chỉ số tiếp tục tăng điểm. Rất có thể, các hoạt động chốt lãi đang mạnh tay hơn trong việc bán ra cổ phiếu sau khi đạt được kỳ vọng ngắn hạn.

Các tin tức khác

>   Vietstock Weekly 11/07-15/07: Đối mặt với khó khăn nhưng thị trường sẽ vượt qua? (10/07/2016)

>   Vietstock Weekly 11/07-15/07: Đối mặt với khó khăn nhưng thị trường sẽ vượt qua? (10/07/2016)

>   Chứng khoán Tuần 04/07 - 08/07: Hưng phấn tăng cao, các chỉ số thị trường bứt phá mạnh mẽ (09/07/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 08/07/2016: Hỗ trợ tại 645-650 điểm (08/07/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 08/07: Thanh khoản tốt (08/07/2016)

>   Vietstock Daily 08/07: Nếu có điều chỉnh thì cũng không nên quá lo lắng (07/07/2016)

>   Vietstock Daily 08/07: Nếu có điều chỉnh thì cũng không nên quá lo lắng (07/07/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 07/07/2016: Củng cố xu hướng tăng (07/07/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 07/07: Bùng nổ! (07/07/2016)

>   Vietstock Daily 07/07: Dòng tiền chuyển hướng sang cổ phiếu Mid Cap và Small Cap (06/07/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật