Thứ Tư, 20/07/2016 17:54

Lý do nào giúp Mỹ nhận lượng đầu tư nước ngoài kỷ lục trong năm 2015?

Tờ MarketWatch cho biết, những vụ thôn tính các công ty Mỹ từ các nhà đầu tư nước ngoài đã chạm mức kỷ lục trong năm 2015 và nhiều thương vụ được gắn cho những cái tên như “thay đổi địa điểm doanh nghiệp”, trong đó các công ty Mỹ chuyển trụ sở chính ra nước ngoài, sang những quốc gia như Ireland, nhằm tận dụng mức thuế thấp hơn.

Theo Văn phòng Phân tích Kinh tế Mỹ (BEA), đầu tư trực tiếp ở quốc gia này do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đã tăng 68% lên 420.7 tỷ USD trong năm 2015. Con số đó đã dễ dàng vượt qua mức kỷ lục được lập cách đây 15 năm. Khoảng 97% nguồn đầu tư trên là có liên quan đến các thương vụ hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) của các doanh nghiệp Mỹ. Chỉ một phần nhỏ số tiền trên là có liên quan đến startup hay mở rộng những hoạt động đang có sẵn của họ ở Mỹ.

Gần 42% vụ đầu tư trong năm 2015 có liên quan đến các công ty nước ngoài có trụ sở chính ở Ireland, một quốc gia có mức thuế doanh nghiệp thấp hơn nhiều. Canada và Đức cũng là những nhà đầu tư lớn của Mỹ.

Kể từ năm 2010, một lượng lớn công ty có trụ sở ở Mỹ đã tìm cách chuyển trụ sở chính của họ đến Ireland hoặc bị các đối thủ có trụ sở ở Ireland mua lại trong các thương vụ được gọi là “thay đổi địa điểm doanh nghiệp” (mà thực chất là trốn thuế!). Những thương vụ gây tranh cãi này xảy ra khi các công ty Mỹ sắp đặt hoặc chấp nhận sáp nhập với những công ty nước ngoài có trụ sở tại các quốc gia có mức thuế doanh nghiệp thấp hơn nhiều, như là Ireland.

“Khoảng 2/3 các vụ đầu tư nước ngoài tập trung vào những công ty Mỹ chuyên sản xuất dược phẩm, thuốc điều trị trong y khoa và hóa chất”, báo cáo của BEA viết. California chiếm hơn 1/4 lượng tiền đầu tư nước ngoài trong năm 2015, BEA cho biết thêm.

Một ví dụ khá điển hình là Horizon Pharma. Vào năm 2014, công ty sản xuất dược phẩm có trụ sở ở The Deerfield, bang Illinois này đã mua lại một công ty nhỏ ở Dublin và chuyển trụ sở chính của họ sang Ireland. Sau đó, vào năm 2015, Horizon, giờ đây có trụ sở ở Ireland, lại thôn tính thêm 2 công ty dược phẩm Mỹ khác là Hyperion Therapeutics và Crealta Holdings, với giá tổng cộng là 1.6 tỷ USD. Và theo như cách nói của Văn phòng Thống kê Lao động Mỹ (BLS), những thương vụ đó khiến cho Ireland cuối cùng trở thành “người được hưởng lợi” của hình thức đầu tư nước ngoài mới ở Mỹ.

Những công ty khác cũng đã theo đuổi các chiến lược tương tự, làm nảy sinh một cuộc tranh luận dữ dội trong hầu hết giới làm luật thuộc Đảng Dân chủ ở Washington. Ứng viên Tổng thống đến từ Đảng Cộng hòa, Donald Trump, cũng đã chỉ trích việc dời hoạt động sang nước khác của các công ty Mỹ và thề sẽ chấm dứt chuyện này.

Các công ty thì đổ lỗi cho thuế doanh nghiệp quá cao. Tuy nhiên, Nhà Trắng đã tìm cách ngăn những vụ chuyển vị trí như thế bằng cách siết chặt luật pháp Mỹ. Một số thương vụ khủng, trong đó có cả vụ sáp nhập được nhiều người biết đến liên quan đến việc công ty dược phẩm nổi tiếng Pfizer, sau đó đã bị đổ vỡ.

Từ năm 2008, Chính phủ Mỹ đã ngưng theo dõi đầu tư nước ngoài ở Mỹ vì bị cắt giảm ngân sách, BEA cho biết, nhưng cuộc khảo sát này đã được thực hiện lại vào năm 2014. Động thái đó được thực hiện sau khi vấn đề trốn thuế của doanh nghiệp trở thành đề tài chính trị nóng bỏng và chính quyền của ông Obama đã phải bắt tay vào nhằm hạn chế những thương vụ tương tự trong tương lai.

BEA cho biết khảo sát của họ không theo dõi những công ty Mỹ cụ thể nào đó có trở thành sở hữu của nước ngoài sau khi chuyển địa điểm hay không./.

Các tin tức khác

>   Đảng Cộng hòa chính thức đề cử Trump làm ứng viên tổng thống (20/07/2016)

>   IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu do tác động từ Brexit (20/07/2016)

>   Vàng lên cao nhất trong gần 1 tuần, bạc xuống sát mốc 20 USD/oz (20/07/2016)

>   Dầu rơi xuống đáy 10 tuần trước nỗi lo về nhu cầu năng lượng (20/07/2016)

>   Điều gì khiến kinh tế Mỹ mất đi tính cạnh tranh vốn có? (19/07/2016)

>   Ngân hàng Trung ương Trung Quốc "bơm" tiền vào thị trường (19/07/2016)

>   Vàng leo dốc khi nhu cầu trú ẩn tăng cao (19/07/2016)

>   Dầu sụt gần 2% khi lo lắng về nguồn cung dần tan biến (19/07/2016)

>   Thương vụ sáp nhập khủng 32 tỷ USD giữa 2 đại gia công nghệ Anh - Nhật (18/07/2016)

>   Hậu Brexit, kinh tế Anh có thể suy thoái vào cuối năm nay (18/07/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật