Thứ Năm, 21/07/2016 08:08

Khi thế chấp là động sản

Quy trình thi hành án và phát mãi tài sản là nợ vay do bên vay không đủ khả năng thanh toán sẽ tiếp tục đeo bám NH trong những năm tới nếu NH vẫn cho vay lệ thuộc vào tài sản thế chấp là động sản.

Ngày 19/7, trong buổi tọa đàm Giải quyết tranh chấp tín dụng tại tòa án và xử lý tài sản đảm bảo do Hiệp hội NH (VNBA), Tòa án tối cao và IFC tổ chức tại TP.HCM, ông Dương Thanh Minh, Câu lạc bộ Pháp chế NH  thuộc VNBA đưa ra một thực trạng: có từ 20-30% các khoản vay trong NH hiện nay trên thị trường được thế chấp bằng động sản (kho cà phê, các mặt hàng tôm, cá…).

Nguyên do các khoản vay có tài sản đảm bảo bằng động sản hiện đang ở mức thấp do các NH thiếu nhân sự thẩm định, vì thẩm định tài sản là động sản phải hiểu được chất lượng của nó mới có thể định giá chính xác. Từ đó dẫn đến 80% tài sản đảm bảo nợ vay của các NH hiện vẫn là bất động sản.

Kiểm định cà phê của HDBank tại Buôn Mê Thuột trong cho vay thế chấp bằng động sản

Trong khi các quy định về giao dịch đảm bảo trong hơn 10 năm qua liên tục thu hẹp lại quyền bán tài sản đảm bảo nợ vay của các NH khi khách hàng không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay và vốn gốc.

Tân Tổng thư ký VNBA Nguyễn Toàn Thắng cho rằng: “hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi phát sinh nợ xấu trong quá trình cho vay là điều khó tránh khỏi. Trong những năm gần đây do kinh tế khó khăn nên việc xử lý nợ được ngành NH đặt lên nhiệm vụ trọng tâm nhưng  xử lý nợ còn chậm”.

Theo con số thống kê của cơ quan tòa án, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 11.000 vụ án tranh chấp liên quan đến hoạt động tín dụng. Ông Jinchang Lai, Trưởng nhóm cơ sở hạ tầng tài chính khu vực Đông Á của IFC nhìn nhận: thực tế ở những quốc gia tương đồng như Việt Nam, các NH thường có thói quen giải quyết tranh chấp tại tòa là cứu cánh cuối cùng vì phán quyết của tòa sẽ tạo ra công bằng, nhưng NH thường tránh những thủ tục phức tạp tại toà trong việc giải quyết  tranh chấp một khoản vay.

“Chúng ta nắm tài sản đảm bảo nhưng lại rất ít khi lấy lại được 100% giá trị tài sản đảm bảo. Mỗi năm có đến 170 ngàn vụ việc giao dịch bảo đảm đủ thấy rằng khó có thể giải quyết hết được? Chúng ta phải xác định ngay từ khi ký kết là phải định giá trên một tài khoản khác đối với các khoản phải thu vào tài khoản này và hệ thống tòa án sẽ tôn trọng trên hợp đồng này” - ông Jinchang Lai gợi ý.

Bộ Luật Dân sự mới 2015 chính thức có hiệu lực đầu năm 2017 được ông Hồ Quang Huy, Phó cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp thông tin bổ sung nhiều điểm đáng chú ý trong tranh chấp và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay NH. Tuy nhiên các luật sư cho rằng, quy trình thi hành án và phát mãi tài sản là nợ vay do bên vay không đủ khả năng thanh toán sẽ tiếp tục đeo bám NH trong những năm tới nếu NH vẫn cho vay lệ thuộc vào tài sản thế chấp là động sản./.

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Phạm Công Danh và thủ đoạn rút 5.500 tỉ đồng của VNCB (20/07/2016)

>   Ngân hàng VIB: Lãi trước thuế nửa đầu năm hơn 300 tỷ đồng, tăng trưởng 7% (20/07/2016)

>   Người nghèo áp đảo vay tiêu dùng (20/07/2016)

>   Giá vàng trong nước và tỷ giá trung tâm tăng nhẹ (20/07/2016)

>   VNAC: HDBank ủy thác đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào CTG, ACB, EIB (19/07/2016)

>   Ngân hàng NCB được chấp thuận thành lập 4 chi nhánh và 2 phòng giao dịch (19/07/2016)

>   Diễn biến khá trầm lặng của giá vàng trong nước (19/07/2016)

>   Doanh nghiệp khát vốn, ngân hàng thờ ơ! (19/07/2016)

>   Xét xử vụ thất thoát hơn 9000 tỉ tại Ngân hàng Xây dựng (19/07/2016)

>   Eximbank giảm kế hoạch lợi nhuận 2016 (19/07/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật