Điều gì khiến giới tỷ phú chuyển dòng tiền sang công nghệ?
Bạn có muốn biết vì sao giới tỷ phú đang đầu tư vào công nghệ và đang tìm kiếm những Facebook, Uber hay Dropbox tiếp theo? Lý do đơn giản là: Lợi nhuận. Startup là hình thức đầu tư mà giới giàu của thế giới đang tập trung vào và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn bất kỳ điều gì khác trên các thị trường truyền thống.
Trong khi hàng triệu người tiếp tục mất tiền ở các thị trường khác nhau trên toàn cầu, một số người đã đổ tiền vào các startup và tiếp tục thu được lợi nhuận gấp 10 lần mỗi năm. Với các nhà đầu tư hàng ngày, sự thiếu minh bạch trên thị trường đã dẫn đến một khoảng trống đang lớn dần lên dành cho những thông tin về công nghệ. Những cổ phiếu được niêm yết công khai thì tràn ngập thông tin từ Bloomberg, Thomson Reuters, FactSet và S&P Capital IQ, trong khi lượng dữ liệu sẵn có về các startup lại rất hạn chế. Tuy nhiên, mọi chuyện đang thay đổi nhanh chóng khi càng nhiều sự tập trung hơn được dành cho các thị trường thứ cấp, nơi mà việc tài trợ đám đông (crowfunding) và các nền tảng đánh giá startup đang đạt được sự hỗ trợ trên toàn cầu.
Đằng sau động lực dành cho những phát triển với tốc độ nhanh này trong việc mang lại sự minh bạch giữa các thị trường khó tin tưởng trước đây là một nhóm các nhà tài chính và đầu tư mạo hiểm có hiểu biết, những người mà hiểu rằng không nên phân biệt giữa cổ phiếu được niêm yết và cổ phiếu không được niêm yết. Và không có gì là ngạc nhiên khi nỗ lực lợi dụng khoảng cách thông tin giữa các thị trường được niêm yết và thị trường không được niêm yết của họ đang thu hút sự chú ý khổng lồ trên toàn thế giới. Hiện có một khuynh hướng mới nổi là: Tạo ra những danh mục đầu tư với sự đa dạng hóa mạnh trên khắp các cổ phiếu được niêm yết và các startup.
Bạn không còn có thể làm ngơ trước những thương vụ phát triển startup
Tin tức về các thị trường cổ phiếu trên khắp thế giới tiếp tục tràn ngập trên các phương tiện truyền thông mỗi ngày. Tuy nhiên, dù số lượng thông tin về những thương vụ phát triển startup ngày càng tăng, bạn vẫn không nghe hoặc thấy nhiều về chúng trong giới truyền thông tài chính chính thống.
Ở các lớp MBA, những cuộc thảo luận theo tình huống trong kinh doanh đang xoay quay sự trỗi dậy của Airbnb, Lending Club, Dropbox và Kickstarter. Rồi tiếp đến là các cuộc thảo luận về độc quyền taxi sau khi Uber “bành trướng”, trong khi các ngân hàng và công ty bảo hiểm đang chuẩn bị cho những thay đổi không thể tránh khỏi sắp xảy ra ở các startup công nghệ tài chính ngày nay. Và điều rõ ràng nhất mà chúng ta có thể học từ những vụ phát triển này là chúng ta giờ đây không còn có thể ngó lơ trước những tin tức thị trường startup.
Các công ty công nghệ niêm yết giờ đây ảnh hưởng đến quyết định tìm kiếm lối ra của một startup
Khi giá cổ phiếu của LinkedIn rớt gần phân nửa trong quý 1/2016 dù đã đạt được những kết quả tốt trong quý 4/2015, các nhà đầu tư mạo hiểm trong công ty rất thất vọng. Các dự báo cho cả năm suy giảm và cho thấy một dấu hiệu rất tiêu cực trong đà tăng trưởng ngắn hạn đối với gã khổng lồ công nghệ này. Nhiều người tin rằng khả năng mở rộng hoạt động của LinkedIn không thể dựa vào việc đạt được thị phần, một điều thường thấy ở các startup công nghệ đã IPO trong quá khứ. Tuy nhiên, thông báo thâu tóm LinkedIn của Microsoft với giá 26.2 tỷ USD đã mang lại hy vọng mới và khẳng định họ vẫn là một doanh nghiệp mạnh và đang tăng trưởng.
Tuy nhiên, các diễn biến, như giá cổ phiếu giảm, đang lần lượt ảnh hưởng đến các startup mới ra đời sau này trong việc quyết định duy trì không niêm yết hay nộp đơn xin IPO. Khả năng phát triển đầy đủ cũng như việc mở rộng thị trường với những dòng tiền mạnh mẽ của họ thường tốt hơn các công ty đã niêm yết. Giới doanh nhân hiểu rằng có những áp lực không nói ra từ các cổ đông đầu tư mạo hiểm đòi hỏi cần có một lối thoát – và vì thế dẫn đến một sự hiện thực hóa lợi nhuận nhanh chóng.
Startup vs. các công ty lớn - bạn hay thù?
Nhiều startup lớn chính là sự đe dọa đến thị phần hiện có của các công ty niêm yết, và đang đóng vai trò như những kẻ cạnh tranh mới nổi một cách hiệu quả. Điều thú vị là những startup này có thể là thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) tiếp theo hay mục tiêu đối tác cho các tập đoàn lớn. Thực tế là có thể hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, những công ty trong danh mục đầu tư của bạn giờ đây đang tính đến chuyện chào đón các startup vào danh mục đầu tư của họ như là một phương tiện phát triển doanh nghiệp.
Tài năng chuyển từ các công ty lớn sang startup
Ở Anh, một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 49% lực lượng lao động ở quốc gia này đang tìm kiếm một cơ hội nghề nghiệp mới trong năm nay và 38% cảm thấy kỹ năng của họ có thể được đánh giá tốt bởi một công ty khác.
Hiện có 18,224 startup trên toàn thế giới đang tuyển tài năng mới và nhiều trong số đó đang đưa ra những gói đãi ngộ gồm các phúc lợi như tặng cổ phiếu cho những thành viên sớm nhất của công ty. Có lẽ loại phúc lợi tốt nhất mà bạn có thể nhận được khi bắt đầu một sự nghiệp ở một startup là nhìn thấy chuyên môn và đam mê tạo ra một sản phẩm của mình có thể trực tiếp tạo nên sự khác biệt.
Những công ty cũ có thể chú ý đến điều này và do vậy thường trở thành một nền tảng “hỗ trợ” mạnh. Hậu quả là, chúng ta thấy sự dịch chuyển tài năng từ các tập đoàn lớn sang startup đang đóng vai trò như là một chất xúc tác nữa cho sự củng cố thị trường giữa những công ty niêm yết và startup.
Thành công đa dạng trong đầu tư. Tìm kiếm ý tưởng lớn tiếp theo ở các startup
Thành công đa dạng trong đầu tư. Điều này đơn giản nghĩa là nó sẽ không gây “tổn thương” khi bạn thận trọng và mở rộng đầu tư đối với các lớp tài sản. Bạn không bao giờ biết được khi nào “chú kì lân” (*) tiếp theo sẽ xuất hiện. Các nhà đầu tư mạo hiểm sẽ không bỏ qua thị trường chứng khoán và giới đầu tư cổ phiếu sẽ quan tâm sát sao đến những startup có tiềm năng tăng trưởng cao./.
(*) Startup được định giá trên 1 tỷ USD
|