Thứ Bảy, 16/07/2016 14:41

Biến số lớn nhất trong chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ đang được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nới lỏng để kích thích kinh tế tăng trưởng. Đâu sẽ là biến số lớn nhất trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong sáu tháng cuối năm 2016?

Quyết định tăng cung tiền để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang đặt Ngân hàng Nhà nước vào vị trí chịu rất nhiều áp lực khi vừa phải đảm bảo cho sự ổn định cho tỷ giá, duy trì mặt bằng lãi suất ở mức thấp và kiểm soát lạm phát. Ảnh: TUỆ DOANH

Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) sáu tháng đầu năm 2016 tăng 5,52% so với cùng kỳ năm trước, trong đó quí 1 tăng 5,48% và quí 2 tăng 5,55%. Như vậy, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cho cả năm 2016 là 6,7% thì GDP trong sáu tháng cuối năm phải tăng trưởng tới khoảng 7,6%.

Tại cuộc họp thường kỳ trong tháng 6-2016, Chính phủ vẫn chưa có bất kỳ tín hiệu nào cho thấy sẽ trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng.

Trong khi trước đó, Chính phủ đã yêu cầu NHNN đẩy mạnh cung tiền cho nền kinh tế thông qua việc đẩy mạnh mua vào ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối, đồng thời không trung hòa (hút về) thông qua việc phát hành tín phiếu trên thị trường mở (OMO), với hy vọng nền kinh tế sẽ hấp thụ tốt nguồn vốn này qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP.

Cụ thể, NHNN đã mua ròng được khoảng 8 tỉ đô la Mỹ trong sáu tháng đầu năm. Do tốc độ quay vòng của tiền đồng nhanh hơn so với đô la Mỹ nên tính đến thời điểm ngày 20-6-2016, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thì tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng 8,07% so với cuối năm 2015, cao hơn nhiều so với mức tăng 5,09% cùng kỳ năm 2015; huy động vốn của các tổ chức tín dụng (TCTD) tăng 8,23%, cao hơn nhiều so với mức tăng 4,58% của cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế chỉ đạt 6,2%, tương đương với mức tăng 6,28% của năm 2015.

Tỷ giá sẽ dao động trong biên độ hẹp

Kịch bản về khả năng tỷ giá sẽ tăng 4-5% trong năm 2016 như dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế được đưa ra từ hồi đầu năm 2016 sẽ rất khó có khả năng xảy ra. Có bốn nguyên nhân chính để hỗ trợ cho nhận định trên.

Thứ nhất, với việc nền kinh tế toàn cầu chịu tác động tiêu cực sau sự kiện Brexit tại Anh thì nhiều khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ buộc phải lùi thời hạn tăng lãi suất sang năm 2017, thậm chí có thể chuyển sang đầu năm 2018. Do đó, sức ép giảm giá của tiền đồng (VND) so với đô la Mỹ (USD) sẽ giảm xuống.

Thứ hai, NHNN đã mua vào được một lượng lớn ngoại tệ từ đầu năm, do đó nếu không có những cú sốc tương tự như việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) phá giá đồng nhân dân tệ (CNY) diễn ra vào tháng 8-2015 thì NHNN sẽ có đủ nguồn lực để can thiệp, bình ổn khi tỷ giá có biến động.

Thứ ba, tín dụng bằng ngoại tệ tính đến ngày 24-6-2016 giảm tới 4,64% so với cuối năm 2015. Do đó, áp lực về cầu ngoại tệ trong những tháng cuối năm là không lớn ngay cả khi NHNN đã cho phép các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu được vay vốn bằng ngoại tệ trở lại từ tháng 6-2016.

Xem thêm tại đây

Hà Đông

tbktsg

Các tin tức khác

>   Yêu cầu Ngân hàng Chính sách hoàn thiện cơ chế nghiệp vụ cho vay nhà ở xã hội (16/07/2016)

>   Tỷ giá USD/VND trước một thế giới đầy biến động (15/07/2016)

>   HĐQT Ngân hàng VIB: Tỷ lệ sở hữu cổ phần không có nhiều thay đổi (15/07/2016)

>   Sacombank: Gia đình ông Trầm Bê vẫn nắm 9.5% vốn (15/07/2016)

>   VEPR: Huy động vàng là đi ngược lại với nguyên tắc kinh tế (15/07/2016)

>   Giá vàng trong nước giảm 100,000 đồng/lượng (15/07/2016)

>   VCSC: Khả năng VNĐ sẽ trượt giá 1% trong năm 2016 (15/07/2016)

>   Huy động vàng và nguy cơ bất ổn hệ thống tài chính (14/07/2016)

>   Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng (14/07/2016)

>   Doanh số giao dịch và lãi suất liên ngân hàng giảm (14/07/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật