Thứ Năm, 16/06/2016 15:53

Việt Nam cần xây ba trụ cột để phát triển bền vững

Trong 20 năm tới, Việt Nam cần đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế dựa trên ba trụ cột chính, gồm tăng trưởng đi đôi với bền vững môi trường; công bằng và hòa nhập xã hội; nhà nước có năng lực và trách nhiệm giải trình. Dễ hiểu hơn, con người phải được hưởng lợi từ tăng trưởng, mức sống phải được cải thiện bởi hiện vẫn còn 25% dân số rơi vào "nhóm yếu thế" là các dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người nhập cư đô thị, theo một chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại một hội thảo hôm nay tại TPHCM. 

Ông Sandeep Mahajan, chuyên gia kinh tế thuộc WB, tại hội thảo sáng nay. Ảnh: Văn Nam

Ông Sandeep Mahajan, chuyên gia Kinh tế của WB, ví von những trụ cột trên như thế ba chân kiềng giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững, thỏa mãn khát vọng tăng trưởng giai đoạn từ nay đến năm 2035. 

Phát biểu tại hội thảo “Khát vọng Việt Nam 2035: Phát triển khu vực kinh tế tư nhân năng động và yêu cầu hiện đại hóa thể chế” do WB, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại TPHCM sáng nay, 16-6, ông Sandeep Mahajan nhấn mạnh: nếu một trong ba chân kiềng nói trên bị gãy đổ hoặc cái thấp cái cao thì mặt bàn sẽ nghiêng ngã, không trụ vững được.

“Tức là chúng ta phải tôn trọng thị trường, nhà nước không can thiệp vào thị trường, nhà nước có năng lực và có trách nhiệm giải trình trước người dân. Đây chính là bức tranh lớn trong Khát vọng Việt Nam 2035, thực sự đây cũng là chương trình phát triển đầy thách thức của Việt Nam trong 20 năm tới …”, ông Sandeep Mahajan nói. 

Phân tích về kết quả kinh tế của Việt Nam những năm qua, ông Sandeep Mahajan nhận xét: từ năm 1990 đến nay Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới (chỉ sau Trung Quốc), giảm nghèo thành công (năm 1990 hơn 50% người dân dưới ngưỡng nghèo thì nay chỉ còn 3%), hoặc hiện nay gần như 100% người dân Việt Nam có điện dùng trong khi nếu so với Indonesia hiện chỉ 66% người dân có điện.

“Vậy Việt Nam sẽ tiếp tục làm gì trong 20 năm tới?” ông Sandeep Mahajan đặt vấn đề và khuyến cáo Việt Nam không được ngủ quên trong chiến thắng.

Ông Sandeep Mahajan cho rằng những năm tiếp theo, nếu Việt Nam chọn mục tiêu phát triển kinh tế “nhẹ nhàng” tăng trưởng GDP theo đầu người khoảng 4%/năm thì 20 năm sau Việt Nam có thể như Trung Quốc bây giờ, hoặc nếu chọn mục tiêu “nặng cân” hơn (khoảng 7%/năm), thách thức hơn thì tiềm năng Việt Nam có thể phát triển như Hàn Quốc sau 20 năm nữa.

Lộ trình Việt Nam đề ra không chỉ là mục tiêu tăng trưởng GDP mà còn phải gắn với ba trụ cột được đề cập ở trên: tăng trưởng kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường, công bằng và bình đẳng về hòa nhập xã hội, xây dựng một nhà nước có năng lực và trách nhiệm giải trình.

Theo đó, những yếu tố cần quan tâm là năng suất lao động cần có sự đột phá về tăng trưởng bởi tốc độ tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam hiện nay đang chậm lại. Trong đó, năng suất lao động bình quân cả khu vực kinh tế nhà nước lẫn kinh tế tư nhân đều kém hiệu quả.

Về dài hạn, để tăng năng suất lao động cần có sự đổi mới ở tầm quốc gia, các tỉnh thành; cần đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp cần ứng dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất.

Văn Nam

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Sếp doanh nghiệp Nhà nước có thể nhận lương từ 36 triệu đồng/tháng (16/06/2016)

>   Hà Nội phấn đấu tăng trưởng GRDP 2016-2020 đạt 9%/năm (15/06/2016)

>   “Vá lỗ hổng” về con số thống kê (15/06/2016)

>   Đổ nợ vì đua tiêu chí (14/06/2016)

>   Bỏ phiếu kín để bầu Thủ tướng nhiệm kỳ 2016-2021 (13/06/2016)

>   Nền kinh tế trước hai ngã rẽ (13/06/2016)

>   CPI tháng 6 tăng khoảng 0,32% (13/06/2016)

>   “Cắn răng” giữ giá (10/06/2016)

>   Danh sách 496 đại biểu Quốc hội khoá XIV (10/06/2016)

>   TPHCM “xây tổ” để thu hút các cánh chim đầu đàn (09/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật