Thứ Năm, 23/06/2016 07:45

“Thời tăng trưởng vàng của ngân hàng châu Á đã hết”

Các ngân hàng châu Á sẽ đối diện với một thời kỳ khó khăn sau khi kinh doanh thành công trong năm 2015, theo nhận định mới nhất của công ty tư vấn McKinsey & Co, được Bloomberg đăng tải.

Các ngân hàng tại châu Á Thái Bình Dương thường không mang đến cho khách hàng những dịch vụ tài chính có công nghệ cao giúp tiết kiệm thời gian công sức cho họ, chính vì vậy nhiều khách hàng có tâm lý không hài lòng.

Theo tìm hiểu và phân tích của Mc Kinsey đối với 328 ngân hàng tại châu Á, có rất nhiều yếu tố bao gồm kinh tế châu Á tăng trưởng chững lại, tiềm lực công nghệ và tài chính còn yếu sẽ ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh của các ngân hàng trong những năm sắp tới.

Một trong những nhà nghiên cứu chính trong đợt khảo sát các ngân hàng lần này của McKinsey, ông Joydeep Sengupta, dự báo tăng trưởng lợi nhuận thường niên trung bình của các ngân hàng châu Á sẽ có thể ở dưới mức 4% trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2021, thấp hơn rất nhiều so với con số 10% của giai đoạn 2011 - 2014.

McKinsey nhận xét những năm gần đây việc kinh tế nhiều nước châu Á tăng trưởng chậm lại đã khiến tín dụng tăng trưởng yếu, tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Tổng giá trị các loại tài sản thuộc diện “có vấn đề” trong ngành ngân hàng Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Nhật trong năm 2015 đã lên tới gần 400 tỷ USD. Từ sau thời kỳ khủng tài chính năm 2008, các ngân hàng đã gặp khó khi các quy định về vốn và tín dụng bị thắt chặt.

Trả lời phỏng vấn Bloomberg, ông Joydeep Sengupta bi quan: “Trong thập kỷ qua, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng châu Á đã phát triển rất ấn tượng. Nhưng đáng tiếc, tính từ thời điểm này trở đi, chúng tôi có thể khẳng định thời kỳ tăng trưởng vàng của ngành ngân hàng đã chấm dứt.”

Tính toán của McKinsey cho thấy từ năm 2009 đến nay, lợi nhuận của nhóm ngân hàng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương thường chiếm khoảng một nửa tổng lợi nhuận của ngành ngân hàng toàn cầu.

Để ứng phó với tình hình kinh doanh khó khăn, McKinsey kêu gọi các ngân hàng đầu tư mạnh mẽ hơn vào công nghệ để ứng phó với tình hình cạnh tranh khốc liệt hơn khi nhiều tập đoàn/công ty công nghệ nổi tiếng của châu Á như Alibaba hay Tencent cũng đã cung cấp dịch vụ tài chính. McKinsey khẳng định chỉ khi các ngân hàng có chiến lược đầu tư bài bản vào công nghệ, họ sẽ giúp củng cố lòng trung thành của khách hàng.

Theo kết quả các cuộc khảo sát của McKinsey, các ngân hàng tại châu Á - Thái Bình Dương thường không mang đến cho khách hàng những dịch vụ tài chính có công nghệ cao giúp tiết kiệm thời gian công sức cho họ, chính vì vậy nhiều khách hàng có tâm lý không hài lòng. McKinsey cho rằng một ngân hàng số với dịch vụ hoàn hảo sẽ giúp giữ chân khách cũ và thu hút thêm khách mới.

Khi mà kinh tế nhiều nước trong khu vực châu Á tăng trưởng yếu đi, McKinsey khuyến nghị các ngân hàng nên chú trọng nhiều hơn đến một đối tượng khách hàng quan trọng: khoảng 1,1 tỷ người châu Á cho đến nay chưa sử dụng nhiều các dịch vụ ngân hàng trong khi đối tượng này có tiềm lực tài chính khá ổn, nhiều trong số đó là chủ doanh nghiệp quy mô cỡ nhỏ và vừa./.

vneconomy

Các tin tức khác

>   Vàng lao dốc 4 phiên không ngừng nghỉ (23/06/2016)

>   Dầu sụt hơn 1% sau báo cáo nguồn cung đáng thất vọng (23/06/2016)

>   Mốt mới của giới đầu tư nhiều tiền: Rót vốn vào sân khấu Broadway? (22/06/2016)

>   Một tập đoàn của Pháp từng nộp thuế hơn 1 năm cho IS (22/06/2016)

>   Tỷ phú giàu nhất Hồng Kông bi quan với “Brexit” (22/06/2016)

>   Eurozone tiếp tục giải ngân 7,5 tỷ euro cứu trợ cho Hy Lạp (22/06/2016)

>   Dầu rút lui sau 2 phiên leo dốc liên tiếp (22/06/2016)

>   Vàng xuống sát đáy 2 tuần trước cuộc trưng cầu dân ý tại Anh (22/06/2016)

>   George Soros cảnh báo mối đe dọa của Brexit đến đồng Bảng Anh (21/06/2016)

>   Liệu thị trường BĐS có nguy cơ lặp lại sai lầm trong quá khứ? (21/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật