Thứ Ba, 14/06/2016 18:39

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phát triển doanh nghiệp

Ngày 13/6, Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 4426/NHNN-VP yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố và các tổ chức tín dụng tăng cường triển khai một số nội dung thuộc Chương trình kết nối Ngân hàng-Doanh nghiệp.

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Theo văn bản này, thời gian qua Chương trình kết nối Ngân hàng-Doanh nghiệp đã được triển khai đồng bộ trên phạm vi cả nước với sự tham gia chỉ đạo sát sao của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và sự vào cuộc quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.

Đến nay, Chương trình đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp khắc phục khó khăn, duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, được Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao.

Để phát huy những kết quả đạt được, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tập trung thực hiện có hiệu quả những nội dung theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo thiết thực bằng các cuộc đối thoại trực tiếp, định kỳ và các hợp đồng cam kết cho vay vốn cụ thể giữa ngân hàng và doanh nghiệp trên địa bàn; thường xuyên bám sát, chỉ đạo tất cả các tổ chức tín dụng, chi nhánh các tổ chức tín dụng tích cực tham gia Chương trình, có các chương trình tín dụng phù hợp với thực tế hoạt động doanh nghiệp cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Rà soát cách thức triển khai Chương trình, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, bất hợp lý, kịp thời báo cáo, tham mưu với Ngân hàng Nhà nước và chính quyền địa phương tháo gỡ, điều chỉnh để Chương trình thực sự phát huy hiệu quả.

Đối với các tổ chức tín dụng: Tiếp tục đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các nội dung kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để hỗ trợ kịp thời vốn vay, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất, nhất là các doanh nghiệp thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên, các doanh nghiệp tham gia mô hình liên kết vùng, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng.

Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng thực hiện tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ với khách hàng vay nhưng vẫn đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động; tăng cường minh bạch hóa thông tin tín dụng, tuyên truyền và hướng dẫn khách hàng vay nắm được đầy đủ các thông tin liên quan đến khoản vay (hồ sơ, thủ tục, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh…)./.

Thúy Hà

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Quy định về thị trường bán buôn điện: Phải chờ đến giữa 2017 (14/06/2016)

>   Quyền tự do kinh doanh đang bị thách thức? (14/06/2016)

>   Aeon muốn mở 20 trung tâm thương mại, 100 siêu thị tại Việt Nam (14/06/2016)

>   TPHCM: Năm 2020 mới lập trung tâm điều hành giao thông thông minh (14/06/2016)

>   Người phát ngôn Bộ Công Thương trả lời một số vấn đề dư luận quan tâm (14/06/2016)

>   COMA: Nhà nước giữ 51% vốn, kế hoạch lợi nhuận tăng nhẹ hậu IPO (15/06/2016)

>   Vinatex đầu tư nhà máy may - sợi 10 ha tại Cần Giờ (14/06/2016)

>   Nhà thầu Trung Quốc gian dối ở cao tốc (14/06/2016)

>   Ô tô Thái đổ bộ vào Việt Nam nhờ giá rẻ (14/06/2016)

>   Vinalines mua đắt xin bán rẻ 6 tàu khủng, Bộ GTVT nói gì? (14/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật