Thứ Ba, 28/06/2016 14:35

Rủi ro tín dụng tập trung

Thời gian gần đây, có nhiều thông tin về việc một số doanh nghiệp đã và đang rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán với các ngân hàng. Điều đáng chú ý là số nợ của các doanh nghiệp này rất lớn so với vốn tự có của ngân hàng. Dư luận đang đặt câu hỏi tại sao ngân hàng lại cho doanh nghiệp vay số tiền lớn như vậy và điều đó liệu có phạm luật?

Ngân hàng Xây dựng, trước đây là Ngân hàng Đại Tín, đã cho nhóm công ty Phương Trang vay nhiều hơn gấp đôi vốn tự có của ngân hàng, và hiện vụ kiện tụng giữa hai đơn vị này đang gây thắc mắc cho dư luận. Ảnh minh họa, TL SGT

Khoản 1, điều 13, Thông tư 36/2014 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quy định rất rõ rằng (i) tổng dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng (ii) và không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng khi cho vay đối với một khách hàng và những người có liên quan (cả tổ chức và cá nhân).

Vậy phải chăng các ngân hàng đã vi phạm các quy định của NHNN?

Theo quan điểm của cá nhân người viết thì câu trả lời có lẽ là không nhưng dường như đã có sự “nhẹ tay” của các cơ quan quản lý khi để các ngân hàng thương mại dễ dàng lách luật.

Lách ra sao?

Hiện nay, một số ngân hàng sẵn sàng đẩy mạnh tài trợ vốn để đưa các doanh nghiệp từ quy mô nhỏ trở thành những tập đoàn kinh tế lớn.  Một khi đã quyết định như vậy thì sẽ không khó để bơm vốn vượt hạn mức quy định.

Qua trao đổi với nhân viên của một số ngân hàng lớn thì có nhiều cách thực hiện mà không vi phạm các quy định tại Thông tư 36 của NHNN.

Phổ biến nhất hiện nay là việc cho vay bắc cầu. Theo đó, để cấp thêm vốn cho doanh nghiệp thì ngân hàng cho vay chính sẽ phải cần đến sự giúp đỡ của một bên thứ ba là một ngân hàng khác. Ngân hàng này sẽ đứng ra cho doanh nghiệp vay và nhận được một khoản tiền gửi tương ứng với số tiền đã cho vay. Đây là phương thức thực hiện trên thị trường liên ngân hàng.

Cách thứ hai phức tạp hơn và cũng phổ biến. Đó là khi triển khai thêm bất kỳ một dự án kinh doanh mới nào thì các ông chủ của doanh nghiệp sẽ thành lập thêm các pháp nhân mới mà gần như không có mối liên hệ gì về mặt sở hữu với công ty ban đầu để được các ngân hàng giải ngân vốn. Sau đó, dù dự án có được triển khai hay không thì các công ty sẽ thực hiện các nghiệp vụ kinh tế để chuyển vốn cho nhau.

Cách thứ ba mạo hiểm nhất, chỉ rất ít ngân hàng thực hiện. Đó là ngân hàng sẽ đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định thì trái phiếu doanh nghiệp cũng sẽ bị tính vào hạn mức tín dụng. Do vậy, ngân hàng sẽ phải tìm cách bán số trái phiếu này cho bên thứ ba là tổ chức hoặc cá nhân, những người sẽ được ngân hàng bơm vốn thông qua các hợp đồng vay.

... đọc tiếp tại đây

tbktsg

Các tin tức khác

>   Giá vàng giảm, tỷ giá trung tâm tăng mạnh (28/06/2016)

>   Tín dụng 6 tháng đầu năm tại Hà Nội tăng 5.9% (28/06/2016)

>   Bắt giám đốc một công ty liên quan đến Vietcombank Tây Đô (28/06/2016)

>   HoREA: Nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội đang ách tắc (28/06/2016)

>   Thống đốc NHNN: Cho vay BĐS, chứng khoán tăng cao tiềm ẩn rủi ro (28/06/2016)

>   Ngân hàng NCB tài trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn (27/06/2016)

>   NHNN có thể tính toán lại tỷ giá trung tâm sau sự kiện Brexit (27/06/2016)

>   Hai cá nhân mua đấu giá hết gần 16.9 triệu cp Saigonbank với giá 12,500 đồng/cp (27/06/2016)

>   Chỉ vốn không chưa đủ (27/06/2016)

>   Giá vàng và giá USD tăng mạnh (27/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật