Thứ Tư, 29/06/2016 09:14

Liệu đồng Euro có sống sót nổi sau Brexit?

Nước Anh không phải là thành viên của khối gồm các quốc gia sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone), nhưng sự ra đi của quốc gia này khỏi Liên minh châu Âu (EU) khiến người ta lo sợ rằng một phản ứng tiêu cực đang lan rộng nhằm chống lại trật tự chính trị lâu năm của châu Âu có thể đe dọa đến sự sống sót của đồng tiền chung này.

 

“Đây thực sự là một cú đấm chí mạng vào tiến trình hợp nhất châu Âu và gây thiệt hại lớn hơn nhiều so với nguy cơ ra đi của Hy Lạp khỏi Eurozone”, Nicholas Spiro, người sáng lập ra công ty tư vấn Lauressa Advisory ở Luân Đôn, lên tiếng.

Trên thực tế, cuộc bỏ phiếu đã tạo ra sự hỗn loạn trên khắp các thị trường tài chính toàn cầu. Đồng bảng Anh đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn ba thập niên qua so với đồng USD, các chỉ số chứng khoán của Anh và châu Âu cũng giảm mạnh.

Nhưng tâm điểm của nỗi đau trên các thị trường chứng khoán quốc gia là ở khu vực Nam Âu. Chỉ số IBEX 35 của Tây Ban Nha đã giảm hơn 12%, trong khi chỉ số FTSE MIB của Ý giảm gần 11%.

Trên thị trường trái phiếu, một cuộc tháo vốn về nơi có lợi hơn đã khiến cho lợi suất trái phiếu thời hạn 10 năm của Đức về lại mức âm, trong khi lợi suất trái phiếu của các quốc gia như Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và Hy Lạp lại tăng.

Cho đến nay, mức tăng ở những trái phiếu được gọi là “không quan trọng” đó đã được hãm lại nhưng các chuyên gia phân tích lo sợ rằng một bối cảnh chống chính quyền và chống EU trên toàn châu lục này, cùng với suy nghĩ rằng những công cụ chính sách tiền tệ đang mất tác dụng sẽ dẫn đến những hồ nghi về khả năng điều hành của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Tuy nhiên, họ lại quên rằng hồi tháng 7/2012, Chủ tịch ECB Mario Draghi đã có công rất lớn trong việc dẹp yên những bất ổn tại các ngân hàng ở những nước phía Bắc khu vực Eurozone và các trái phiếu Chính phủ, khi ông hứa làm “bất kỳ điều gì” trong quyền hạn của Ngân hàng Trung ương để “giữ đồng Euro” và thực tế là ông đã làm được.

Điều này đã dẫn đến sự ra đời của một kế hoạch có tên là Giao dịch Tiền tệ Công khai, hay OMT, dù chưa bao giờ được sử dụng. Kế hoạch này cho phép ECB mua trái phiếu Chính phủ từ những quốc gia thành viên đang gặp vấn đề với số lượng không hạn chế. Chương trình OMT này khác với chương trình mua trái phiếu lớn hơn, nhưng với số lượng bị hạn chế, đang diễn ra kể từ tháng 3/2015.

Việc tiết lộ chương trình OMT ngay sau lời hứa của ông Draghi đã giúp kéo lợi suất trái phiếu của Tây Ban Nha và Ý xuống khỏi mức được xem là không bền vững. Vấn đề hiện nay là mặc dù đã có chính sách kích thích tiền tệ mạnh mẽ, trong đó có sử dụng cả gói nới lỏng định lượng của ECB, mức tăng trưởng vẫn u ám, khiến một số chuyên gia phân tích đang đặt câu hỏi là liệu Ngân hàng Trung ương có còn những công cụ nào khác hay không.

“Chẳng hạn như, không rõ là OMT có tác động tương tự như những gì mà giới đầu tư đã lường trước vào năm 2012 hay không”, Peter Schaffrik, Chiến lược gia về lãi suất tại RBC Capital Markets, bày tỏ ý kiến. Đó là vì ngoài Hy Lạp ra, hiện không có chương trình giải cứu trực tiếp nào đang được sử dụng. Và mặc dù gói nới lỏng định lượng của ECB vẫn đang hoạt động nhưng không rõ là nó có thể tăng lên đáng kể trong ngắn hạn hay không.

Trong một bài phát biểu hôm thứ Sáu vừa qua, ECB cho biết họ đang theo dõi sát sao các thị trường tài chính và tiếp tục hoàn thành trách nhiệm của mình để bảo đảm sự ổn định giá cả và tài chính trong khu vực đồng Euro.

Chủ Nhật vừa qua, giới đầu tư cũng dành sự chú ý đặc biệt cho cuộc tổng tuyển cử của Tây Ban Nha. May mắn là ứng viên của đảng chống chính sách “thắt lưng buộc bụng” Podemos chỉ giành được kết quả thấp, chứ không thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra.

Trong khi đó, phong trào chống người nhập cư và EU của Ý cho biết họ sẽ bắt đầu một cuộc thỉnh cầu kêu gọi một đạo luật cho phép trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của quốc này trong EU.

“Giờ đây lợi suất trái phiếu của Tây Ban Nha và Ý vẫn là điều quan trọng cần theo dõi”, Spiro nói. “Hiện chi phí vay ngắn hạn đang tăng mạnh. Chừng nào mà Tây Ban Nha và Ý an toàn thì Eurozone còn an toàn. Bất kỳ khi nào có dấu hiệu cho thấy lợi suất trái phiếu Tây Ban Nha và Ý bắt đầu tăng mạnh và đáng kể thì mọi chuyện mới không thể đoán trước được”.

Hy vọng là Spiro đúng./.

Các tin tức khác

>   Vàng đảo hướng khi nhu cầu trú ẩn an toàn giảm sút (29/06/2016)

>   Dầu vọt hơn 3% sau 2 phiên trượt dốc nặng nề (29/06/2016)

>   20 nghị sĩ từ chức, chính trường Anh thêm hỗn loạn sau Brexit (28/06/2016)

>   S&P, Fitch đồng loạt hạ điểm tín nhiệm Anh (28/06/2016)

>   Vàng tiến sát mức cao nhất trong 2 năm (28/06/2016)

>   Dầu Brent rơi xuống đáy 7 tuần (28/06/2016)

>   Sẽ không có cuộc trưng cầu dân ý lần 2 tại Anh? (27/06/2016)

>   Anh đã quyết rời EU, chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? (27/06/2016)

>   Bộ trưởng Tài chính Anh: Brexit gây thiệt hại cho nền kinh tế nhưng chúng tôi sẽ vượt qua (27/06/2016)

>   Nhật họp khẩn bàn biện pháp bình ổn đồng JPY sau Brexit (27/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật