Hệ thống phân tích kỹ thuật: Thời điểm quyết định xu hướng!
Tín hiệu bán xuất hiện đồng loạt nhưng việc RMO chưa phá vỡ ngưỡng 0 cho thấy rủi ro dài hạn không quá lớn và việc mua vào nếu vùng hỗ trợ mạnh trụ vững được ủng hộ.
Phân tích các Trading System để xác định xu hướng, dự báo các điểm đảo chiều tiềm năng và chiến lược đầu tư ngắn hạn trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Dòng tiến của khối ngoại – Thay đổi chiến thuật
Khối ngoại không còn liên tục mua ròng như trước đây mà chuyển sang lướt sóng trong phiên khá rõ nét.
Trong quá khứ, rất ít khi thị trường hồi phục mạnh nếu tình trạng mua bán xen kẽ của khối ngoại xuất hiện.
Directional Movement System – Cho tín hiệu bán mạnh
Chỉ báo ADX liên tục tăng mạnh và gần đạt mức 25. Điều này cho thấy xu hướng thị trường đang khá mạnh trong ngắn hạn.
Hai đường +DI và –DI đã cho tín hiệu bán mạnh => Rủi ro tăng cao
MA, BBs & PSAR – Chờ bung nén
Mô hình đã chuyển từ trạng thái Tăng sang trạng thái Giảm và duy trì được 2 phiên.
Mặt khác, chỉ báo Parabolic SAR đã cho tín hiệu bán với giá và cảnh báo khả năng sụt giảm tiếp tục.
Nếu có điều chỉnh xảy ra thì VN30 sẽ nhận được sự hỗ trợ tại vùng 600-605 điểm.
MACD & STO – Rơi khỏi vùng overbought
Mô hình đã chuyển từ trạng thái Tăng sang Giảm trong những phiên gần đây. Điều này cho thấy xu hướng có thể thay đổi.
Các mẫu hình nến đỏ bắt đầu xuất hiện nhiều hơn cho thấy tâm lý bi quan đang chi phối thị trường trong ngắn hạn.
RMO Trade Model – Sụt giảm nhưng không quá bi quan
Chỉ báo EXIT Swing Signal đã giảm xuống vùng oversold nên đà giảm giá ngắn hạn có thể chững lại trong thời gian tới.
Hai đường SwingTrd 2 và SwingTrd 3 đã cho tín hiệu bán nên sự thận trọng vẫn còn cao. Tuy nhiên, RMO chưa phá vỡ mức 0 nên xu hướng tăng dài hạn được giữ vững.
Kết luận
- Ngắn hạn bi quan, Dài hạn lạc quan.
- Dự kiến trong 1-2 tuần tới quá trình giằng co, điều chỉnh vẫn sẽ tiếp tục.
- Vùng 600-605 điểm sẽ đóng vai trò hỗ trợ chính. Nếu thủng hoàn toàn vùng này, rủi ro sẽ rất lớn.
|