Thứ Hai, 27/06/2016 20:00

Chuyển động dòng tiền tuần 20-24/06:

Dòng tiền chia đều cả “ông lớn” và cổ phiếu nhỏ

Sự kiện Brexit đã làm cho dòng tiền trong tuần qua (20-24/06) tăng mạnh hơn và trải đều ở các nhóm cổ phiếu từ lớn đến nhỏ.

Trong tuần qua, các chỉ số thị trường diễn biến trái chiều với VN-Index kết thúc tuần tăng 0.25% lên 620.77 điểm; trong khi HNX-Index đóng cửa tuần giảm 0.34% đang dừng ở 83.62 điểm. Thanh khoản thị trường bật tăng mạnh với khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 132.9 triệu đơn vị/phiên tăng mạnh 20.38% so với tuần giao dịch trước; sàn HNX đạt hơn 56.8 triệu cổ phiếu/phiên tăng mạnh 15.39%. Sự cải thiện của thanh khoản chủ yếu đến từ sự gia tăng đột biến của khối lượng giao dịch trong phiên giao dịch cuối tuần khi sự kiện Brexit diễn ra.

Trong top 20 mã có thanh khoản tăng mạnh so với tuần giao dịch trước đó, dòng tiền không chỉ tập trung vào cổ phiếu lớn mà còn cả cổ phiếu vừa và nhỏ.

Trong đó, hai ông lớn đáng chú ý nhất là FPT và VNM với mức tăng thanh khoản lần lượt 380% và 260% so với tuần giao dịch trước đó. Với FPT, dù khối lượng giao dịch bình quân tăng từ 292,000 cp lên hơn 1.4 triệu  cp/phiên nhưng giá FPT lại sụt giảm hơn 4% trong tuần qua. Còn VNM dòng tiền tăng mạnh ngoài kỳ vọng vào kết quả quý 2 còn đến từ thông tin Tập đoàn này đã khánh thành nhà máy sữa Angkor Milk tại Phnompenh (Campuchia) sau 10 năm thâm nhập và tìm hiểu thị trường này.

Bên cạnh hai ông lớn trên, nhiều cổ phiếu đầu ngành như KBC (phân khúc bất động sản khu công nghiệp), VNS, PAC, CII, MWG cũng có dòng tiền tăng khá mạnh từ 90% trở lên. Nôi bật nhất là MWG bởi ngoài thanh khoản tăng thì giá cổ phiếu cũng tăng vọt hơn 14% (ngay cả phiên giao dịch 24/06, toàn thị trường lao đốc thì MWG vẫn tăng mạnh). Được biết trong đầu tuần qua, MWG đã báo cáo kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm 2016 với doanh thu 16,240 tỷ, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2015 và đạt 48% kế hoạch. Lãi ròng 5 tháng đạt 700 tỷ đồng, hoàn thành 50% chỉ tiêu đề ra, tăng trưởng 86% so với cùng kỳ năm trước.

Một câu chuyện khác cũng khá hấp dẫn đến từ cổ phiếu QCG khi khối lượng giao dịch bình quân tăng gần gấp ba, từ 122,000 lên 357,000 đơn vị/phiên và giá bật tăng 12.5%. Thông tin giúp QCG hút tiền đến từ việc đơn vị này công bố kế hoạch kinh doanh năm 2016 với chiến lược đầu tư vào 15 dự án bất động sản, dự kiến doanh thu 1,500 tỷ đồng và lãi trước thuế 100 tỷ đồng, tương ứng gấp khoảng 4 lần so với kết quả thực hiện năm 2015. Chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2016 diễn ra vào 24/06, bà Nguyễn Thị Như Loan – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ QCG khẳng định kế hoạch lợi nhuận 2016 cam kết thực hiện được và sẽ chịu trách nhiệm với cổ đông.

Bên cạnh đó, dòng tiền còn tăng mạnh ở cả những cổ phiếu nhỏ như CCL hay BGM mặc dù không có thông tin nào đáng chú ý được công bố. Riêng BGM dù thanh khoản tăng nhưng giá giảm đến hơn 17%, từ mức 2,300 đồng/cp về 1,900 đồng/cp.

Ở chiều ngược lại, tuần qua nhiều mã đầu cơ có thanh khoản tụt giảm như JVC, NVT, PTL,… Tuy nhiên, chính nhóm cổ phiếu vừa là lớn mới là tâm điểm bị dòng tiền rời bỏ, chẳng hạn như MSN, VIC, NKG, GAS, SSI, VCB, CAV

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HOSE

 

Trên HNX, dòng tiền tăng đột biến hơn 100% ở HUT, BCC, HHG, SCR, VKC và KLS. Trong đó, nổi bật nhất chính là BCC khi kết thúc tuần tăng giá 12.3% và thanh khoản tăng 123%. Điều này có được là đến từ phiên giao dịch cuối tuần 24/06, BCC đã tăng kịch trần với khối lượng giao dịch đạt gần 2 triệu đơn vị. Nguyên nhân được xác định là nhà đầu tư đã kỳ vọng khi Brexit diễn ra, đồng EUR sẽ giảm mạnh và từ đó ảnh hưởng tích cực lên BCC nhờ đơn vị này có vay ngoại tệ là EUR.

Ở phía giảm thanh khoản thì cũng có sự góp mặt nhiều ông lớn PGS, AAA, FID, VND.

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HNX

 

Tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 58.97 tỷ đồng trên cả hai sàn. Trong đó, họ mua ròng trên HOSE với 86.22 tỷ đồng và bán ròng trên HNX với 27.25 tỷ đồng. Lực mua của khối ngoại phân bổ khá đều ở nhóm cổ phiếu bluechip và trụ cột. Trên HOSE, lực bán ròng tập trung mạnh nhất là ở VNM với 66.5 tỷ đồng; tiếp theo là PAC với 35.7 tỷ đồng, CII với 25.4 tỷ đồng, SBT với 24.6 tỷ… Về phía mua ròng là các mã như GAS với gần 30.57 tỷ đồng, tiếp theo là LIX với 25.4 tỷ, BVH với 22.4 tỷ đồng... Trên sàn HNX, giá trị mua ròng mạnh của khối ngoại tập trung chủ yếu ở PVS với 29.8 tỷ đồng, DBC với 8.6 tỷ đồng và MAS với 7.6 tỷ đồng; ngược lại bán ròng chủ yếu ở KLS và VNR với 41.3 tỷ và 26.4 tỷ đồng.

Với nhóm cổ phiếu tăng giá mạnh, chỉ có QCG và MWG là nằm trong nhóm 20 mã có dòng tiền vào tăng trên HOSE. Ngược lại, GTN dẫn đầu về mức giảm giá, gần 18% và thanh khoản cũng sụt 43%, từ trung bình 2.5 triệu cp xuống còn 1.4 triệu cp/phiên. Ngoài ra, HHS và JVC cũng góp mặt trong top 20 cổ phiếu vừa giảm giá vừa giảm thanh khoản. Tại HNX, tuần qua chỉ có 19 mã tăng giá, với VAT, BCC, VKC, SCR, HHG, HUT, VCG và CVT là có thanh khoản tăng mạnh nằm trong top 20 cổ phiếu tăng mạnh nhất.

 

Các tin tức khác

>   28/06: Bản tin 20 giờ qua (28/06/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 28/06 (28/06/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 27/06: Duy trì trên trendline hỗ trợ (27/06/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 27/06: Lội ngược dòng ấn tượng (27/06/2016)

>   Xu hướng tăng trưởng đang được củng cố (29/06/2016)

>   Vietstock khai giảng lớp Phân tích kỹ thuật Bậc 1 và 2 (30/06/2016)

>   27/06: Bản tin đầu tuần (27/06/2016)

>   Tuần 27/06-01/07/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (26/06/2016)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 27/06-01/07/2016 (26/06/2016)

>   Offline CLB PTKT Vietstock tháng 06/2016 (25/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật