Thứ Sáu, 03/06/2016 11:12

Doanh nghiệp EU "ngại" các "ông lớn" Nhà nước ở Việt Nam

“Mặc dù Hiệp định thương mại tự do giữ Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) đã đàm phán xong nhưng vấn đề về doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam vẫn khiến các doanh nghiệp EU quan ngại...”

Nhà nước sẽ giữ độc quyền trong 16 lĩnh vực kinh doanh...

Đó là nhận xét của ông Mauro Petriccione, Phó Tổng Vụ trưởng Tổng vụ thương mại Uỷ ban Châu Âu tại Hội thảo “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU: Cơ hội cho doanh nghiệp” do Bộ Công thương và Dự án EU - MUTRAP tổ chức vừa qua.

Ông Mauro Petriccione còn là trưởng đoàn đám phán EVFTA của Liên minh Châu Âu (EU). Ông kể rằng, khi sinh ra đến nay ông chưa bao giờ “va chạm” trực tiếp với vấn đề doanh nghiệp nhà nước và chỉ đến khi đàm phán hiệp định thương mại tự do với Việt Nam ông mới gặp phải.

 “Ở Châu Âu ngày trước cũng có một vài quốc gia có doanh nghiệp nhà nước nhưng không “nặng” như ở Việt Nam và đến nay cơ bản đã cải cách xong”, ông Mauro Petriccione cho biết.

 Ông còn chia sẻ: “Vấn đề mà doanh nghiệp EU quan ngại hiện nay chính là bài toán cho doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Chúng tôi không muốn nói rằng quản lý doanh nghiệp nhà nước là điểm kém của chúng tôi nhưng thực tế phần này chúng tôi ít kinh nghiệm hơn Việt Nam”.

 “Trong nền kinh tế của các bạn doanh nghiệp nhà nước có vị trí rất quan trọng và chúng tôi đã có những cam kết cụ thể về vấn đề này và sẽ có những điều kiện để đưa ra công thức phù hợp nhằm thực hiện vấn đề doanh nghiệp nhà nước cho hợp lý…”, ông Mauro Petriccione thẳng thắn.

 Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển trấn an, đến nay không ai còn nhắc đến câu “doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo”. Như vậy là Việt Nam đã xác định rõ rồi...

 TS. Trần Toàn Thắng – Chuyên gia Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, Bộ KH&ĐT lại cho rằng, mặc dù đến nay ở Việt Nam không còn nhắc vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế nhưng thực tế doanh nghiệp nhà nước vẫn ngầm được xem đóng vai trò chủ đạo.

 Theo dự thảo Nghị định về hàng hoá, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại đang đưa ra thì nhà nước sẽ giữ độc quyền trong 16 lĩnh vực kinh doanh và cùng với đó là một số lĩnh vực cấm, hạn chế đầu tư với nguồn đầu tư ngoài nhà nước.

 Cũng theo ông Thắng, các doanh nghiệp EU quan ngại doanh nghiệp nhà nước sẽ có được những lợi thế trên thị trường do có được những ưu ái từ cơ quan quản lý nhà nước, điều này là đi ngược lại các cam kết về mở cửa thị trường, vi phạm các quy định về cạnh tranh.

 Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh thì lưu ý, theo cam kết thì doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, không được có hành vi phản cạnh tranh khi có vị trí độc quyền, gây ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư.

 Phải minh bạch hóa một số thông tin như tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, các báo cáo tài chính đã được kiểm toán và được phép công bố.

 Cũng theo cam kết, Nhà nước không được trợ cấp quá mức, gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích của nước khác, chỉ được hỗ trợ trong những trường hợp nhất định, cho những mục tiêu nhất định.

 “Việt Nam đồng ý minh bạch thông tin về doanh nghiệp nhà nước khi có yêu cầu, trừ thông tin ảnh hưởng tới quốc phòng - an ninh hoặc thuộc phạm vi bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Với doanh nghiệp khác, chúng ta chấp nhận cạnh tranh bình đẳng trên thị trường…” ông Khánh nhấn mạnh.

 Ông Mauro Petriccione tiếp tục bày tỏ, lúc đầu vấn đề doanh nghiệp nhà nước cũng khiến chung tôi lo lắng, nhưng chúng tôi đã đến đây là không còn “sợ” nữa. Chúng ta đã chứng kiến quá trình cải cách doanh nghiệp doanh nghiệp nhà nước ở nhiều nền kinh tế, có những cuộc cải cách bùng nổ và có những thành công nhưng cũng có những thất bại, thụt lùi…

 Chúng ta không thể đảm bảo cải cách hôm nay ngày mai sẽ tốt đẹp ngay nhưng cần có niềm tin vào sự cải cách đó.  “Chúng tôi tin vào vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam thời gian quan và những cải cách trong tương lai. Nó sẽ minh bạch hơn, quản lý được và kiểm soát được bằng công cụ thị trường…” – ông Mauro Petriccione nhấn mạnh. 

Hà Đan

Vneconomy

Các tin tức khác

>   Xây dựng Trung tâm kinh doanh hóa chất ở ngoại ô TP.HCM (03/06/2016)

>   Chủ tịch UBND TP.HCM ban hành quyết định trái pháp luật (03/06/2016)

>   Muốn được miễn giảm thuế xuất nhập khẩu vẫn chưa dễ (03/06/2016)

>   VASEP lên tiếng về chất lượng hải sản xuất khẩu của Việt Nam (03/06/2016)

>   “Công bố nguyên nhân cá chết trong tháng 6” (02/06/2016)

>   TPHCM: 300 triệu đô la Mỹ cho giao thông “thông minh” (02/06/2016)

>   Chưa công nhận HĐQT trường ĐH Hoa Sen (02/06/2016)

>   Xuất khẩu cá da trơn: Tự mình xây “rào cản” (02/06/2016)

>   Cơ chế nào cho “siêu ủy ban” nắm gần 5 triệu tỷ vốn Nhà nước? (02/06/2016)

>   “Trong nền kinh tế số: Thế giới nhỏ lại và doanh nghiệp nhỏ lớn lên” (02/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật