Thứ Tư, 15/06/2016 20:07

Brexit tác động mạnh cỡ nào đến các ngân hàng Đức?

Trong cuộc phỏng vấn với tờ Tagesspiegel của Đức, người đứng đầu cơ quan giám sát tài chính Bafin của nước này cho rằng lựa chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) của nước Anh sẽ ảnh hưởng nặng nề đến các ngân hàng Đức, nếu xét đến tầm hoạt động rộng của họ tại Luân Đôn.

Tài phiệt Mỹ Soros cảnh báo nguy cơ EU tan rã cùng Brexit

Vì sao giới start-up châu Âu sợ Brexit?

 

Theo CNBC, Chủ tịch Felix Hufeld của Bafin cũng bày tỏ hy vọng rằng người Anh sẽ chọn giải pháp ở lại EU.

Nếu không, “các ngân hàng lớn nhất sẽ gặp phải những vấn đề lớn nhất. Họ có nhiều hoạt động nhất ở Luân Đôn”, tờ báo trích dẫn lời của ông Hufeld.

Ông Hufeld nói rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã lên kế hoạch giám sát chặt chẽ tình hình và bản thân các ngân hàng cũng có những nhóm chuyên gia riêng để xem xét những hậu quả có thể xảy ra.

Deutsche Bank và Commerzbank là hai ngân hàng Đức có hoạt động kinh doanh lớn nhất ở Anh.

Ngày 23/6 tới, người Anh sẽ bỏ phiếu về việc nước này nên đi hay ở trong khối EU, một sự chọn lựa với những hậu quả sâu rộng về mặt chính trị, kinh tế, quốc phòng và ngoại giao ở Anh và những nơi khác.

Trong cuộc thăm dò do tờ The Sunday Times thực hiện hôm thứ Bảy vừa qua, hiện số người ủng hộ Anh ra đi là 43%, nhỉnh hơn đôi chút so với 42% số người ủng hộ ở lại.

Trong một cuộc phỏng vấn riêng với tờ Bild của Đức, ông Donald Tusk, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, cho biết có thể sẽ phải mất đến 7 năm để cải thiện những mối quan hệ của Anh với EU.

Ông nói mỗi thành viên trong số 27 quốc gia còn lại khi ấy và Nghị viện châu Âu sẽ phải nhất trí với các điều khoản mới.

Chủ tịch Hufeld cho tờ Tagesspiegel biết Bafin vẫn đang tiếp tục theo dõi sát sao 11 ngân hàng Đức có liên quan đến chuyện lập công ty ở nước ngoài được nhắc đến trong vụ “Hồ sơ Panama”, nhưng cũng thận trọng cho biết cơ quan giám sát của ông sẽ phải mất một khoảng thời gian mới có thể đưa ra lời kết luận.

Tài liệu trong suốt 4 thập niên qua từ Công ty luật Mossack Fonseca, một tổ chức chuyên thành lập các công ty ở nước ngoài, cho thấy những người muốn giấu tài sản đã sử dụng rộng rãi các công ty như thế, làm nảy sinh không biết bao nhiêu cuộc điều tra trên khắp thế giới.

Hồi tháng 5, Bafin cho biết họ đã yêu cầu các ngân hàng có tên trong vụ “Hồ sơ Panama” phải nộp tất cả các tài liệu gốc liên quan đến vụ việc trên./.

Các tin tức khác

>   76 triệu người Mỹ gặp khó khăn tài chính (15/06/2016)

>   Nhân dân tệ chìm xuống đáy hơn 5 năm sau quyết định của MSCI (15/06/2016)

>   Dầu xuống đáy 3 tuần trước thềm cuộc họp Fed (15/06/2016)

>   Vàng leo dốc 5 phiên không ngừng nghỉ (15/06/2016)

>   Thái Lan chủ trương bán 10 triệu tấn gạo tồn kho trong năm nay (14/06/2016)

>   Các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới có thể điều chỉnh lãi suất (14/06/2016)

>   Hãng Uber thử nghiệm mở dịch vụ taxi trực thăng tại Sao Paulo (14/06/2016)

>   Yahoo Messenger cũ sắp bị "khai tử” sau 18 năm tồn tại (14/06/2016)

>   Các hãng điện thoại Trung Quốc đang gặm nhấm dần thị phần của Samsung và Apple (14/06/2016)

>   Cổ phiếu năng lượng đẩy Phố Wall trượt dốc 3 phiên liên tiếp (14/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật