Thứ Tư, 29/06/2016 08:21

Bán lẻ: Doanh nghiệp nội yếu thế

Nhà đầu tư ngoại đang chiếm lĩnh kênh bán lẻ hiện đại và nhăm nhe tấn công sang kênh truyền thống.

Doanh nghiệp nội khá tự tin trong cuộc cạnh tranh với doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài Ảnh: TẤN THẠNH

Thông tin từ buổi tọa đàm “Nhận diện các rủi ro về chính sách đối với ngành bán lẻ trong bối cảnh hội nhập TPP và EVFTA” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam tổ chức ngày 28-6 tại TP HCM cho thấy bán lẻ đang là một trong những ngành dẫn đầu về tăng trưởng doanh thu, đồng thời là 1 trong 6 ngành nghề thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cao nhất ở Việt Nam.

Doanh nghiệp nội khá tự tin trong cuộc cạnh tranh với doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài Ảnh: TẤN THẠNH

Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, dẫn một khảo sát do VCCI thực hiện trong tháng 3 và 4-2016 cho thấy dù còn nhiều khó khăn về nguồn cung, lao động, mặt bằng, vốn cho hoạt động bán lẻ nhưng các doanh nghiệp (DN) trong nước khá lạc quan với triển vọng của các mô hình bán lẻ, trong đó kỳ vọng nhiều nhất vào mô hình bán lẻ hiện đại. “DN nội địa khá tự tin trong cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài ở phần lớn các mô hình bán lẻ, đặc biệt là lĩnh vực bán lẻ truyền thống” - bà Loan nói.

TS Nguyễn Thị Thu Trang, Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI Việt Nam, cho rằng DN nội khá tự tin trong việc cạnh tranh và có thái độ rất mở đối với DN FDI, xem đó là yếu tố thúc đẩy thị trường sôi động hơn. Tuy nhiên, ông Phạm Trung Kiên, Phó Tổng giám đốc Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM - Saigon Co.op, lưu ý DN tự tin nhưng phải thực tế. Bởi lẽ, cạnh tranh bán lẻ là cuộc chiến sống còn, trong đó khối DN ngoại không ngừng nghỉ tấn công.

“Trong 3 năm nữa sẽ có luồng đầu tư rất mạnh vào lĩnh vực bán lẻ, DN nào yếu hơn sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Các nhà bán lẻ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam không chỉ nhắm đến thị trường bán lẻ hiện đại mà còn nhắm đến kênh truyền thống. Tỉ trọng bán lẻ truyền thống đang chiếm 68%, bán lẻ hiện đại chiếm 32% và có xu hướng gia tăng” - ông Kiên cảnh báo.

Theo ông Kiên, điều đáng lo ngại là các nhà bán lẻ nước ngoài đã chiếm lĩnh thị trường. Trong hơn 58% thị phần bán lẻ hiện đại, DN trong nước giữ trên 41% nhưng dự kiến đến 2020 chỉ còn 27,6%. Năm 2015, tổng doanh số khối bán lẻ nội địa là 32.000 tỉ đồng, trong khi khối ngoại thu tới 45.500 tỉ đồng.

“Xu hướng tất yếu là các nhà bán lẻ ngoại dần dần gia tăng hàng hóa của nước họ. Dù chưa nhiều nhưng chúng tôi có số liệu cho thấy Metro, Big C, Lotte đang gia tăng tỉ lệ hàng hóa của nước họ. Hiện nay, khối ngoại đã chi phối sản xuất và tương lai sẽ tăng tốc phát triển trong điều kiện DN nội địa đang yếu, chưa có những chính sách tốt hỗ trợ. Trong cuộc chiến này, DN nội chỉ nhỉnh hơn đối thủ về sự am hiểu thị trường, thói quen, thị hiếu người tiêu dùng” - ông Kiên phân tích.

Thanh Nhân

Người lao động

Các tin tức khác

>   Bộ trưởng Kế hoạch - đầu tư: Brexit không ảnh hưởng nhiều đến VN (29/06/2016)

>   Doanh nghiệp VN không thể làm được nếu không có FDI hỗ trợ (28/06/2016)

>   "Ngập" trong nợ nần, ngành đóng tàu khó mơ ra sân chơi quốc tế (28/06/2016)

>   Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam (28/06/2016)

>   Doanh thu viễn thông 6 tháng đầu năm đạt 190 ngàn tỷ đồng, tăng 7.3% (28/06/2016)

>   Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 52% về vốn trong 6 tháng đầu năm (28/06/2016)

>   Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 tăng 11% (28/06/2016)

>   Dự án “rùa” thế kỷ - metro Nhổn - ga Hà Nội: Lại chậm tiến độ? (28/06/2016)

>   Biểu quyết hoãn thi hành Bộ luật Hình sự 2015 (28/06/2016)

>   Thủ tướng: "Cái gì chưa có luật thì cho TPHCM thí điểm" (27/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật