Thứ Bảy, 25/06/2016 10:59

Ai “thắng” ai “thua” khi người Anh chọn Brexit?

Cuối cùng thì người Anh đã chọn cho mình một lối đi riêng. Nhân sự kiện này, Bloomberg đã điểm sơ lại những gì được xem là “phe thắng cuộc” và “phe thua cuộc” trong cuộc trưng cầu dân ý lịch sử này.

* Người Anh chọn rời EU

* Chào mừng đến với thế giới "hậu Brexit"

* Donald Trump lên tiếng vụ Brexit: “Tuyệt vời!”

* Anh có thể bơm 345 tỷ USD để chống khủng hoảng hậu Brexit

“Phe thắng cuộc”

Boris Johnson và Michael Gove: Một người là cựu Thị trưởng Luân Đôn và người kia là Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Đây là hai nhân vật ủng hộ mạnh mẽ và rất hiệu quả cho chiến dịch “ra đi” của Anh. Cũng có thể xem đây là chiến thắng dành cho lãnh đạo Đảng Độc lập Anh, Nigel Farage. Dù ông không phải là một phần trong chiến dịch “ra đi” nhưng suốt 1/4  thế kỉ qua ông luôn hối thúc chuyện ra đi của Anh.

Boris Johnson trong chiến dịch Brexit

Marine Le Pen và Vladimir Putin: Lãnh đạo Đảng Mặt trận Dân tộc của Pháp không hề giấu giếm sự ủng hộ dành cho sự ra đi của Anh và hy vọng của mình về sự tan rã trong khối Liên minh châu Âu (EU). Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng được cho là sẽ hài lòng vì một EU chia rẽ đồng nghĩa với sự can thiệp ít hơn vào chuyện nội bộ của Nga và Ukraina.

Marine Le Pen

Giới luật sư: 4 thập kỷ của Anh nằm trong EU xem như chấm dứt. Quan hệ mới, thỏa thuận mới, các thương vụ làm ăn mới với phần còn lại của thế giới chắc chắn sẽ mang đến một điều: vô số việc làm. Các luật sư có kinh nghiệm về những thỏa ước quốc tế sẽ luôn đắt khách trong nhiều năm tới.

Giới doanh nghiệp

Những người ghét bị ràng buộc: Mặc dù hầu hết các công ty lớn cực lực phản đối Brexit, nhưng một số ít, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ dễ bị ảnh hưởng bởi những quy định của EU, vẫn cho rằng họ sẽ được hưởng lợi vì sẽ ít bị ràng buộc hơn, do vậy sẽ tăng trưởng tốt hơn.

Các thị trường

Vàng và các kênh trú ẩn an toàn khác: Giới đầu tư đang tìm kiếm các tài sản an toàn nhất. Vàng đã tăng lên mức cao nhất trong 2 năm qua, trong khi đồng franc Thụy Sĩ đạt đỉnh kể từ khi Ngân hàng Trung ương nước này dỡ bỏ mức trần hồi năm ngoái. Các công ty khai thác vàng sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Các địa điểm

Dublin, Amsterdam và những trung tâm tài chính khác: Ireland, Hà Lan và những quốc gia Bắc Âu đều đã sẵn sàng thay thế cho Luân Đôn. Brexit có thể khiến cho các ngân hàng có trụ sở ở Luân Đôn khó cung cấp dịch vụ cho EU hơn, và những rào cản về vấn đề nhập cư có thể là một câu hỏi lớn cho vấn đề tuyển dụng nhân viên châu Âu.

“Phe thua cuộc”

Thủ tướng David Cameron và Bộ trưởng Tài chính George Osborne: Bài phát biểu từ chức mới đây của Thủ tướng David Cameron đã nói lên tất cả. “Cánh tay phải” của ông, Bộ trưởng Tài chính George Osborne, người được xem là nhiều khả năng sẽ thay thế ông, cũng có thể bị tiêu tan hy vọng.

Các nhà lãnh đạo thế giới và doanh nghiệp: Tổng thống Mỹ Barack Obama, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde và Thủ tướng Canada, Justin Trudeau, cùng nhiều nhân vật tên tuổi khác như Jamie Dimon, CEO của JPMorgan Chase & Co. đều đã có những cảnh báo dành cho nước Anh nếu chọn “ra đi”.

Giới doanh nghiệp

Các ngân hàng lớn: Rắc rối từ Brexit dành cho họ sẽ là vô số kể và cổ phiếu của họ đang cho thấy điều đó. Sẽ có bất ổn trong nhiều năm tới và có thể giá một số cổ phiếu mới sẽ giảm. Các ngân hàng như Saxo Bank A/S và FXCM Inc., sẽ bị ảnh hưởng nặng nề như giai đoạn khủng hoảng đồng franc Thụy Sĩ trong năm 2015. Những ngân hàng quốc tế giờ đây sẽ phải cân nhắc đến chuyện chuyển nhân sự và hoạt động vào bên trong châu Âu.

Các thương vụ: Kế hoạch sáp nhập 14 tỷ USD của Deutsche Boerse với Sở GDCK London (London Stock Exchange Group) có thể đổ vỡ vì các chính trị gia cao cấp của đảng cầm quyền Đức cho thấy họ “không cảm thấy thoải mái” khi phải chấp thuận một vụ sát nhập với một công ty nằm ngoài EU.

Các công ty có hoạt động ở Anh: Cổ phiếu của các công ty Anh tập trung vào thị trường nội địa sẽ bị ảnh hưởng. Những công ty trong FTSE 250 Index có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất.

Nền kinh tế và các thị trường

Tăng trưởng: Theo Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), sự rối loạn do cuộc trưng cầu dân ý gây ra đã ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và tuyển dụng. Kết quả là tăng trưởng kinh tế nước này đã giảm 0.4% trong quý 1.

Các kênh trú ẩn không an toàn: Đồng krone của Na Uy là một trong những tiền tệ dễ bị tổn thương nhất sau Brexit vì Anh là đối tác thương mại lớn thứ hai của quốc gia này. Dầu mỏ, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Na Uy, đã bị ảnh hưởng nặng nhất kể từ ngày 20/01 năm nay.

Các địa điểm

Luân Đôn và thị trường bất động sản của thành phố này: Citigroup, Morgan Stanley, JPMorgan và BlackRock là những công ty quốc tế có thể sẽ cắt giảm việc làm sau khi Anh ra đi, gây ảnh hưởng trầm trọng đến doanh thu ngành thuế và giá nhà ở đây. Tình hình tín dụng ngày càng xấu đi cũng sẽ tác động đến các công ty địa ốc như Barratt Developments Plc và Canary Wharf Group Plc, vì họ cho rằng sự ra đi của Anh sẽ gây cản trở đến những dự án phát triển và làm tăng giá nhà mới./.

Các tin tức khác

>   Dow Jones rơi tự do hơn 600 điểm sau "cơn địa chấn" Brexit  (25/06/2016)

>   Thế giới đã đón nhận Brexit như thế nào? (24/06/2016)

>   Hậu Brexit: Tiếp tục bán tháo mạnh trên TTCK châu Âu, sắc đỏ tràn ngập thị trường (24/06/2016)

>   NĐT sợ hãi với kết quả Brexit, Dow Jones tương lai bốc hơi gần 450 điểm (24/06/2016)

>   Brexit: Nikkei bốc hơi gần 8% khi Yên nhảy vọt so với USD (24/06/2016)

>   Dow Jones vọt hơn 200 điểm và vượt mốc 18,000 điểm (24/06/2016)

>   Phố Wall giảm nhẹ trước thềm trưng cầu dân ý tại Anh (23/06/2016)

>   Chủ tịch Fed kích Phố Wall tăng điểm (22/06/2016)

>   Dow Jones vọt gần 130 điểm khi nỗi lo “Brexit” được xoa dịu (21/06/2016)

>   Giới đầu tư sợ gì mà giữ tiền mặt kỷ lục? (20/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật