Thứ Sáu, 20/05/2016 20:30

TTCK Campuchia: Công ty đầu tiên được cấp phép giao dịch chứng khoán phái sinh

Sau 6 tháng kể từ khi nhà quản lý thị trường chứng khoán Campuchia chính thức giới thiệu giao dịch chứng khoán phái sinh tại Vương quốc này, Phnom Penh Securities Plc được chọn trở thành công ty chứng khoán trong nước đầu tiên được giao dịch hợp pháp công cụ tài chính phức tạp và chưa được hiểu nhiều này.

 

Phnom Penh Post đưa tin, hôm 10/05, Phnom Penh Securities Plc cho biết công ty đã nhận được 2 văn bản phê duyệt của Ủy ban Chứng khoán Campuchia (SECC) từ hôm 06/05. Trong số đó, một văn bản đề cập đến việc cấp phép cho công ty làm đối tác trung tâm, đóng vai trò là đơn vị thanh toán bù trừ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch phái sinh và văn bản còn lại nhằm cho phép công ty mở rộng hoạt động môi giới hiện tại của mình thông qua việc bổ sung thêm giao dịch phái sinh.

Các văn bản phê duyệt này được đưa ra sau khi SECC giới thiệu giao dịch chứng khoán phái sinh trong tháng 11/2015 dựa trên các nguyên tắc đã được quy định trong quy chế giao dịch ban hành từ tháng 7/2015 nhằm mục đích quản lý hoạt động giao dịch không được quy định và bất hợp pháp của công cụ tài chính vốn tiềm ẩn rủi ro này.

Bà Ong Sopheak, quan chức cấp cao của Phnom Penh Securities, cho biết động thái này sẽ giúp tạo dựng niềm tin của nhà đầu tư về giao dịch chứng khoán phái sinh dưới sự hỗ trợ của một công ty môi giới được cấp phép.

Bà chia sẻ: “Giao dịch phái sinh không phải mới mẻ đối với Campuchia, giao dịch này đã diễn ra ít nhất 5 năm nay nhưng đa số các công ty đều hoạt động không giấy phép. Nhiều công ty đã gây ra tiếng tăm không hay cho thị trường phái sinh và một công ty môi giới được cấp phép để thực hiện giao dịch này có thể giúp giảm thiểu các rủi ro”.

Các công cụ phái sinh là các hợp đồng tài chính được ký kết giữa hai bên, dựa trên sự biến động giá trong tương lai của một tài sản cơ sở như hàng hóa, tiền tệ, hoặc cổ phiếu. Công cụ tài chính này giúp nhà đầu tư có cơ hội dự đoán sự biến động giá tài sản hoặc có thể phòng vệ rủi ro đầu tư không mong muốn.

Phnom Penh Securities cho biết công ty ban đầu đã thực hiện giao dịch phái sinh liên quan đến ngoại tệ, giá vàng và bạc tại các thị trường hàng hóa nước ngoài.

Sau 2 tháng hoạt động, công ty mong muốn dẫn dắt nhà đầu tư đến với các thị trường chứng khoán thế giới bằng cách thành lập các công cụ tài chính phái sinh chẳng hạn như một hợp đồng chênh lệch giá (CFD). Công ty cũng sẽ mở rộng sang các thị trường hàng hóa thế giới, như các hợp đồng dầu tương lai chẳng hạn.

Liên quan đến kế hoạch giao dịch ngoại tệ phái sinh, bà Sopheak cho biết Phnom Penh Securities sẽ trả mức phí 30 USD cho mỗi lô giao dịch (mỗi lô tương ứng với 100,000 đơn vị tiền tệ), trong khi mức phí tối thiểu cho khối lượng nhỏ hơn là 10 USD. Giá giao dịch sẽ được dựa trên các thị trường giao dịch tiền tệ như USD, AUD, EUR, JPY và CNY.

Ông Alex Yong, Phó Tổng giám đốc Phnom Penh Securities, cho biết giao dịch ngoại hối phái sinh sẽ mang lại cho nhà đầu tư cơ hội kiếm lời nhờ sự biến động của tỷ giá hối đoái.

Ông nói: “Với giao dịch ngoại hối, nhà đầu tư có thể kiếm tiền từ tiền tệ khi chúng tăng hay giảm cùng với khả năng nhận biết đúng lúc nào nên mua hoặc nên bán”.

Về kiểm soát rủi ro đối với loại hình giao dịch này, ông Alex Yong cho rằng nhà đầu tư có thể đặt điểm chốt lời hay điểm dừng lỗ để ngừng giao dịch khi giá chạm đến các ngưỡng đó, điều này sẽ mang lại tính an toàn cho một sàn giao dịch tài chính có bước tiến nhanh đầy biến động.

Theo các quy định của SECC về giao dịch chứng khoán phái sinh được công bố trong tháng 11, vốn yêu cầu tối thiểu đối với một đối tác trung tâm là 20 tỷ riel (tương đương 5 triệu USD), đối với công ty môi giới là 1 tỷ riel (tương đương 250,000 USD). Cả hai đối tượng này phải có tài sản đảm bảo tương đương 15% số vốn của họ.

Trong khi Phnom Penh Securities, đơn vị tuyên bố mình có vốn 15 triệu USD, cho rằng công ty sẵn sàng bắt đầu giao dịch phái sinh ngay thì một quan chức SECC cho rằng công ty chứng khoán này vẫn cần hoàn thiện các yêu cầu về vốn của mình.

Ông Sok Dara, Phó tổng giám đốc SECC, cho rằng hai văn bản phê duyệt mà SECC đã gửi cho công ty đã nêu rõ phương hướng cho công ty thực hiện giao dịch phái sinh nhưng công ty này phải đưa ra tài sản đảm bảo trước khi nhận được giấy phép chính thức.

Ông nói: “Công ty này đã được phê duyệt về nguyên tắc nhưng trước tiên phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu trước khi có thể tiến hành giao dịch. Tôi chưa biết chắc khi nào công ty này sẽ bắt đầu giao dịch nhưng chúng tôi đã cho họ một khoảng thời gian trước khi họ nhận được giấy phép chính thức”./.

Các tin tức khác

>   Chứng khoán Campuchia: PPSP sẽ chào sàn sớm hơn dự định vào ngày 30/05 (23/05/2016)

>   Chứng khoán Campuchia: PPAP hoãn đợt chi trả cổ tức đầu tiên sang năm 2017 (21/05/2016)

>   Chứng khoán Campuchia: Chi phí nguyên liệu tăng vọt làm xói mòn lợi nhuận GTI (18/05/2016)

>   Chứng khoán Campuchia: Chi phí nguyên liệu tăng vọt làm xói mòn lợi nhuận GTI (18/05/2016)

>   Chứng khoán Myanmar: Cổ phiếu FMI về vạch xuất phát trước khi doanh nghiệp thứ 2 lên sàn (18/05/2016)

>   Những rủi ro MTSH phải đối mặt khi niêm yết trên sàn chứng khoán Myanmar (16/05/2016)

>   Chứng khoán Campuchia: Lãi ròng 2015 của PPAP tăng gần 50% (10/05/2016)

>   Sở GDCK Lào mở lớp đào tạo nghiệp vụ chứng khoán (06/05/2016)

>   Chủ tịch UBCK Myanmar từ chức (05/05/2016)

>   Chứng khoán Campuchia: PPSP muốn mở rộng “ngân hàng đất” trước khi lên sàn (04/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật