Thứ Năm, 12/05/2016 10:48

Tranh chấp hợp đồng tín dụng: Ai được ưu tiên xử lý tài sản bảo đảm?

Bộ luật Dân sự 2015 đã có thay đổi về thứ tự ưu tiên trong xử lý tài sản bảo đảm, tranh chấp hợp đồng tín dụng. Đây là một trong những thay đổi rất quan trọng mà doanh nghiệp và ngân hàng nếu không cập nhật sẽ phải chịu thua thiệt.

Vụ việc Cty TNHH Phương Lan thế chấp tài sản gồm: kho lạnh, phần máy lạnh, máy phát điện dự phòng, phòng sấy tại nhà máy ở Xã Xuân Hòa, Thị xã Sông Cầu, Tỉnh Phú Yên để vay tiền ở hai ngân hàng là một ví dụ điển hình cho xử lý tranh chấp liên quan tài sản bảo đảm và thứ tự ưu tiên.

Một tài sản thế chấp hai ngân hàng

Theo hồ sơ vụ việc, vào ngày 12/11/2004, Cty TNHH Phương Lan đã vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên (VDB Phú Yên) số tiền hơn 1,9 tỉ đồng. Cty đã ký hợp đồng đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay gồm: kho lạnh, phần máy lạnh, máy phát điện dự phòng, phòng sấy tại nhà máy ở xã Xuân Hòa, tổng tài sản thế chấp trị giá hơn 2,1 tỷ đồng cho VDB Phú Yên. Toàn bộ tài sản trên được đăng ký giao dịch đảm bảo tại Trung tâm Giao dịch tài sản Đà Nẵng vào ngày 14/4/2006.

Trong hai năm 2007 và 2008, Cty Phương Lan đã ký kết 7 hợp đồng tín dụng để vay 9,2 tỷ đồng tại Ngân hàng Đầu tư – Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Định (BIDV Bình Định) để kinh doanh. Để đảm bảo các khoản vay nói trên, Phương Lan đã thế chấp cho BIDV Bình Định chính hệ thống máy móc tại xã Xuân Hòa cùng một số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Những tài sản máy móc sản xuất, thiết bị làm lạnh của nhà máy ở xã Xuân Hòa vay của BIDV Bình định đã được đăng ký bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch tài sản tại Đà Nẵng vào ngày 14/6/2007.

Vụ việc chỉ được phát hiện khi trong quá trình đôn đốc để thu hồi nợ của Phương Lan, VDB Phú Yên đã yêu cầu bán đấu giá những tài sản mà Cty thế chấp tại Trung tâm Bán đấu giá tài sản Phú Yên. Sau đó, BIDV Bình Định phát hiện trong danh sách tài sản được bán đấu giá cũng có những tài sản mà Cty đã thế chấp cho ngân hàng này. Do đó, hai bên đã khởi kiện, Phương Lan để phân định ngân hàng nào được thụ hưởng giá trị tài sản trùng lắp trong trường hợp tài sản của Công ty TNHH Phương Lan bị phát mãi.

Xử lý ưu tiên tại tòa án

Đây là tài sản đã được đăng ký bảo đảm. Do đó, theo Khoản 1, Điều 325, Bộ luật Dân sự 2005 thứ tự ưu tiên thanh toán dựa trên thứ tự đăng ký. Như vậy, VDB Phú Yên sẽ là đơn vị được ưu tiên thanh toán trước BIDV Bình Định. Tuy nhiên, bản án sơ thẩm lại nhận định, VDB Phú Yên không quản lý, nắm giữ giấy tờ sở hữu nên không được ưu tiên khi xử lý tài sản bảo đảm. Trong khi đó, BIDV Bình Định được Cty TNHH Phương Lan thế chấp giấy tờ gốc chứng nhận quyền sở hữu tài sản nên được ưu tiên khi xử lý tài sản bảo đảm.

Nhận định trên của bản án sở thẩm đã không được TAND tối cao tại Đà Nẵng xử phúc thẩm chấp thuân. TAND tối cao đã tuyên xử cho VDB Phú Yên được ưu tiên thụ hưởng giá trị tài sản trùng lắp trong trường hợp tài sản bị phát mãi.

Theo PGS TS Đỗ Văn Đại – Trưởng khoa Luật dân sự Đại học TP HCM, Trọng tài viên VIAC, TAND tối cao tại Đà Nẵng đã căn cứ vào Điều 325, Bộ luật Dân sự 2005 để xứ lý thứ tự ưu tiên đối với tài sản bảo đảm. Theo đó, thứ tự ưu tiên không căn cứ vào việc cầm, giữ, quản lý các giấy tờ gốc về quyền sở hữu đối với tài sản mà căn cứ vào thứ tự đăng ký.

Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 đã có sự thay đổi với nội dung này. Theo Khoản 1, Điều 297 của Bộ luật này quy định, “Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm”. Các ngân hàng khi nhận tài sản bảo đảm các khoản vay phải hết sức lưu ý, bởi không chỉ đăng ký mới thiết lập ưu tiên mà sự ưu tiên này còn được xác lập trên cơ sở “bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm”- PGS Đỗ Văn Đại cảnh báo các ngân hàng.

Bá Tú

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   ĐHĐCĐ HDBank: Thông qua chi hơn 800 tỷ để trả cổ tức 10% (12/05/2016)

>   Chuyển tiền đến tất cả thẻ visa dễ hơn bao giờ hết  (12/05/2016)

>   Chủ tịch VAMC: “Chúng tôi đang tập trung giải quyết hàng tồn” (12/05/2016)

>   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lên tiếng về vụ Hồ sơ Panama (12/05/2016)

>   Hạ lãi suất không dễ (12/05/2016)

>   Sẽ không trực tiếp siết tín dụng bất động sản? (11/05/2016)

>   Thống đốc: Mong muốn NĐT nước ngoài tích cực hơn vào quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng (11/05/2016)

>   SBT phát hành 1,000 tỷ trái phiếu cho TPBank và VIB (11/05/2016)

>   Y án sơ thẩm vụ chiếm đoạt gần 1.000 tỉ của Agribank CN6 (11/05/2016)

>   Nhiều việc đặt ra cho Ngân hàng Nhà nước (11/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật