Tích lũy và Phân phối: Từ lý thuyết đến thực tế
Khái niệm Tích lũy và Phân phối có thể dễ dàng tìm thấy trong các sách chuyên ngành hay trên internet. Tuy nhiên, từ định nghĩa lý thuyết đến áp dụng thực tế trong đầu tư là cả một quá trình.
Tích lũy và Phân phối: Hiểu thế nào cho đúng?
Dù không có một định nghĩa quá rõ ràng nhưng khái niệm tích lũy trong phân tích kỹ thuật có thể hiểu là sự dồn nén hàng ngày của khối lượng trong một giai đoạn nhất định để sau đó dẫn đến một sự bùng nổ của giá chứng khoán. Ngược lại, phân phối là hiện tượng tháo hàng từ từ và giá bắt đầu đi xuống mạnh sau đó.
Cùng với khái niệm Kháng cự-Hỗ trợ thì Tích lũy-Phân phối có thể coi là những khái niệm cơ bản nhất của phân tích kỹ thuật.
Các định luật chi phối
Có 3 định luật chính chi phối và ảnh hưởng đến Tích lũy-Phân phối:
Thứ nhất là Định luật Cung Cầu (The Law of Supply and Demand). Khi lực cầu chiếm ưu thế so với bên cung thì giá sẽ dễ tăng hơn và ngược lại.
Thứ hai là Định luật Nguyên nhân và Kết quả (The Law of Cause and Effect)
Cuối cùng là Định luật Nỗ lực và Kết quả (The Law of Effort and Results).
Áp dụng thực tế ra sao
Mặc dù lý thuyết khá đơn giản nhưng khi áp dụng thực tế sẽ gặp khá nhiều khó khăn nên nh2 đầu tư cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Do ở Việt Nam chưa có bán khống (short sell) nên chủ yếu khái niệm Tích lũy sẽ hữu dụng hơn cho nhà đầu tư.
Ít xảy ra tin bất ngờ (Breaking News) trong quá trình tích lũy. Thường thì các tin gây sốc hoặc quá bất ngờ về KQKD sẽ ít khi xuất hiện trong quá trình tích lũy của cổ phiếu mà sẽ xuất hiện trong giai đoạn giảm mạnh (thrust down).
Khối lượng thường giảm trong suốt quá trình tích lũy và chỉ tăng trong giai đoạn cuối cùng. Nếu giá đi ngang mà khối lượng liên tục duy trì mức cao thì khó có thể xảy ra bứt phá mạnh sau đó.
Quan sát hình bên dưới, chúng ta thấy khi giá cổ phiếu NTL điều chỉnh và tích lũy khá lâu trong vùng 9,000-9,700 trước khi có sự bứt phá dứt khoát vào cuối tháng 09/2013. Lưu ý thêm, khi giá cổ phiếu bứt phá lên trên ngưỡng 9,700 thì khối lượng giao dịch gia tăng đáng kể (vượt mức trung bình 20 phiên).
|