Thứ Ba, 10/05/2016 09:18

Quy hoạch Vùng thủ đô, sân bay Nội Bài có thể tiếp nhận 50 triệu hành khách/năm

Thông tin trên nằm trong định hướng phát triển giao thông được Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

 

Sân bay Nội Bài

Cụ thể, theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính:

* Đường cao tốc:

-  Sẽ ưu tiên các hành lang kinh tế lớn Lào Cai-Hà Nội-Quảng Ninh; Lạng Sơn-Hà Nội-Vinh.

- Các tuyến cao tốc tiếp tục hoàn thiện: Hà Nội-Lào Cai; Hà Nội-Thái Nguyên-Chợ Mới (Bắc Kạn); Hà Nội-Hải Phòng-Hạ Long (Quảng Ninh); Hà Nội-Hòa Bình.

- Các tuyến xây dựng mới: Cao tốc Hà Nội-Thái Bình (là tuyến nối Hà Nội với khu vực duyên hải Bắc Bộ); kéo dài các tuyến cao tốc hướng tâm đi Bắc Kạn, Quảng Ninh, Lạng Sơn; cao tốc Tây Bắc-Hải Phòng từ cao tốc Hà Nội-Hải Phòng tại Hưng Yên đi Tây Bắc; cao tốc Hòa Lạc-Hòa Bình và kéo dài đến giao đường cao tốc Tây Bắc-Hải Phòng; cao tốc thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh từ Chợ Bến-Mỹ Đức đến thị xã Phú Thọ; hoàn thiện, khép kín đường vành đai 3 tại trung tâm thành phố Hà Nội; đường cao tốc vành đai 4 giới hạn và hướng luồng giao thông quá cảnh không đi xuyên qua trung tâm thành phố Hà Nội; đường vành đai 5 kết nối các đô thị đối trọng theo tiêu chuẩn đường cao tốc (từ Sơn Tây đi Phủ Lý tuyến đi trùng đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2, qua Phủ Lý đến Thái Bình, Hải Dương và giao đường cao tốc Hà Nội-Hà Long), đường ô tô cấp II (đoạn qua Bắc Giang, Thái Nguyên), đường ô tô cấp I (từ nút giao với cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên đến Vĩnh Phúc, Sơn Tây).

- Giai đoạn ngoài năm 2030 sẽ nâng cấp các tuyến cao tốc hiện tại lên quy mô 6-8 làn xe.

* Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ:

- Nâng cấp mở rộng các tuyến quốc lộ hiện trạng đạt tiêu chuẩn đường cấp I hoặc II.

- Xây dựng mới kế hợp nâng cấp một số tuyến đường tỉnh lên quốc lộ đạt tiêu chuẩn đường cấp I hoặc II.

- Liên thông giữa các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ kế cận nhau để kết hợp với mạng lưới đường cao tốc thông qua hệ thống nút giao thông khác mức.

* Đối với đường sắt:

- Đường sắt quốc gia sẽ nâng cấp các tuyến hiện có, đảm bảo tốc độ chạy tàu bình quân 80-90 km/h đối với tàu khách và 50-60 km/h đối với tàu hàng, ưu tiên các tuyến Bắc Nam, tuyến Hà Nội-Hải Phòng, tuyến Lào Cai-Hà Nội-Hạ Long, tuyến Hà Nội-Thái Nguyên, tuyến Hà Nội-Lạng Sơn. Ngoài ra, xây dựng các tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội-Vinh; tuyến đường sắt tốc độ cao theo hành lang kinh tế Lào Cai-Hà Nội-Quảng Ninh kết hợp vận tải hàng hóa và hành khách khối lượng lớn; tuyến trên hành lang Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh theo hướng song song với đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng; tuyến theo hành lang đường bộ cao tốc vành đai 4 nhằm liên thông các hướng vận tải chính, tránh đường sắt vận tải hành hóa qua trung tâm thành phố Hà Nội. Trong giai đoạn đầu khi chưa xây dựng đường sắt vành đai, tuyến đường sắt Ngọc Hồi-ga Hà Nội-Yên Viên vẫn đóng vai trò là đường sắt quốc gia kết hợp với đường sắt đô thị (tuyến số 1).

- Đường sắt nội vùng sẽ xây mới kết hợp với nâng cấp một số tuyến đường sắt quốc gia nhằm tạo thành mạng lưới đường sắt nội vùng với 8 tuyến vận tải hành khách, kết nối trung tâm thành phố Hà Nội đến trung tâm các tỉnh trong bán kính 60-80km. Quy mô đường sắt đôi, điện khí hóa khổ 1435 mm, tốc độ thiết kế 120-150 km/h. Sử dụng kết hợp đường sắt quốc gia vận tải hành khách nội vùng theo hướng Lào Cai, Lạng Sơn, Hải Phòng, Hà Nam.

- Đường sắt đô thị sẽ xây mới hệ thống đường tại trung tâm thành phố Hà Nội. Kết nối với khu vực tam giác Hà Nội-Bắc Ninh-Vĩnh Phúc.

* Đối với đường hàng không:

Sẽ xây dựng, nâng cấp cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài thành cảng hàng không lớn, hiện đại tại phía Bắc. Năm 2020 đạt 20-25 triệu hành khách/năm. Sau 2020, nâng cấp mở rộng sân bay đảm bảo khả năng tiếp nhận lên tới 50 triệu hành khách/năm. Bên cạnh đó, cải tạo nâng cấp cảng hàng không, sân bay Gia Lâm nhằm phục vụ hành khách nội địa, công suất dự kiến đến năm 2030 khoảng 03-0.5 triệu hành khách/năm. Sân bay quốc tế Cát Bi-thành phố Hải Phòng đóng vai trò dự phòng cho sân bay quốc tế Nội Bài.

* Đối với đường thủy:

Đặc biệt là hệ thống cảng sông sẽ nâng cấp, mở rộng công suất các cảng sông chính trên sông Hồng, sông Đuống, sông Luộc… kết hợp với các loại hình giao thông đường bộ, đường sắt để trung chuyển hàng hóa, hành khách và du lịch đồng bằng sông Hồng bằng đường sông, giảm chi phí vận tải trong vùng. Ngoài ra, sẽ xây dựng và nâng cấp 44 cảng hàng hóa, tổng công suất cảng hàng hóa đến năm 2020 khoảng 30-32 triệu tấn/năm, năm 2030 đạt 48-52 triệu tấn/năm. Xây dựng và nâng cấp 8 cảng hành khách chính, tổng công suất đến năm 2030 khoảng 1.8-2 triệu khách/năm.

* Đối với giao thông đô thị và nông thôn:

- Giao thông đô thị sẽ phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ với các quy hoạch khác, đảm bảo tỷ lệ diện tích đất giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt 20-26% cho các đô thị trung tâm; đạt 18-25% cho các đô thị vệ tinh. Trong đó, diện tích đất dành cho giao thông tĩnh cần đạt 2-4%.

- Giao thông nông thôn sẽ phát triển và hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp-nông thôn; tập trung cải tạo nâng cấp các tuyến đường huyện, liên xã đạt chuẩn đường cấp IV, cấp V đồng bằng và kết nối thống nhất với hệ thống đường tỉnh.

Theo đó, Thủ tướng nêu rõ sẽ tập trung ưu tiên đầu tư các dự án có vai trò tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội theo từng lĩnh vực. Trong đó, đối với hạ tầng kỹ thuật sẽ ưu tiên các dự án xây dựng tuyến cao tốc (Hà Nội-Lạng Sơn, Hòa Lạc-Hòa Bình, Hà Nội-Thái Bình), đường vành đai 4 và 5, đường sắt nội vùng (Hà Nội-Bắc Ninh, Hà Nội-Vĩnh Phúc), đường sắt quốc gia (điện khí hóa các tuyến Hà Nội-Hà Nam, Hà Nội-Bắc Giang, Hà Nội-Việt Trì, Hà Nội-Hải Phòng), nâng cấp cảng hàng không quốc tế Nội Bài…

Ban chỉ đạo Quy hoạch và Đầu tư xây dựng Vùng thủ đô Hà Nội sẽ là cơ quan tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo điều hành phát triển vùng thủ đô Hà Nội; có nhiệm vụ phối hợp với các tổ chức, Bộ, ngành trung ương và địa phương trong vùng để triển khai.

Xem chi tiết danh mục các dư án được ưu tiên đầu tư của Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 tại đây./.

Các tin tức khác

>   Kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt hơn 176 triệu USD (09/05/2016)

>   Đầu tư bệnh viện tư nhân không “dễ xơi” (09/05/2016)

>   Sẽ kiểm tra lại toàn bộ vụ việc gây "nguy cơ phá sản" (09/05/2016)

>   Thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia đối với nhập khẩu đồ chơi trẻ em (09/05/2016)

>   FDI không phải trụ cột tăng trưởng bền vững (09/05/2016)

>   Xuất siêu tăng chưa hẳn đã mừng! (09/05/2016)

>   Phản đối gay gắt chuyện làm thủy điện sông Hồng (09/05/2016)

>   Quý I/2016: Thương mại hai chiều Việt Nam-ASEAN đạt 9,74 tỷ USD (08/05/2016)

>   Món hời mang tên giấy phép (08/05/2016)

>   Thị trường bán lẻ Việt Nam: DN nội không thể mãi trông cậy hàng rào kỹ thuật (08/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật