Thứ Bảy, 14/05/2016 09:41

Nhờ TPP, doanh nghiệp Nhật càng chuộng Việt Nam

Khi được đề nghị nêu tên các nước ASEAN mà họ dự định đặt trọng tâm đầu tư, 53,5% công ty Nhật được hỏi chọn Việt Nam...

 

Công nhân làm việc trong một nhà máy dệt may ở Việt Nam.

Với việc ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các doanh nghiệp sản xuất của Nhật Bản ngày càng chú trọng Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là Việt Nam, với tư cách là một “công xưởng”.

Hãng tin Nikkei dẫn một cuộc thăm dò mới đây do Viện nghiên cứu Mizuho thực hiện cho thấy, khoảng 43,8% công ty sản xuất của Nhật được khảo sát ý kiến nói có kế hoạch dồn sức đầu tư vào ASEAN trong thời gian tới.

Tỷ lệ này tăng 2,3 điểm phần trăm so với cuộc thăm dò thực hiện vào năm ngoái, đồng thời đánh dấu năm thứ tư liên tiếp ASEAN dẫn đầu kết quả thăm dò.

Đây là cuộc khảo sát mà Mizuho tiến hành hồi tháng 2 năm nay, với đối tượng là các nhà sản xuất Nhật có giá trị vốn hóa từ 10 triệu Yên, tương đương 92.000 USD, trở lên. Cuộc khảo sát nhận được câu trả lời hợp lệ từ 1.100 công ty.

Kết quả khảo sát thể hiện rõ mối quan tâm của các doanh nghiệp Nhật đối với Việt Nam.

Khi được đề nghị nêu tên các nước ASEAN mà họ dự định đặt trọng tâm đầu tư, 53,5% công ty Nhật được hỏi chọn Việt Nam, tăng 4,9 điểm phần trăm so với năm ngoái.

Thái Lan - quốc gia nơi ngành công nghiệp ôtô đang tăng trưởng chậm lại, được 59,7% số công ty Nhật lựa chọn, nhưng tỷ lệ này đã giảm 2,2 điểm phần trăm so với năm 2015.

Mức độ quan tâm đối với Indonesia cũng giảm 4,7 điểm phần trăm, còn 41,5%.

Với động thái ký kết TPP vào tháng 2 năm nay, Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà sản xuất hàng dệt may và các sản phẩm khác để phục vụ cho xuất khẩu.

Khi được hỏi có kế hoạch mở rộng đầu tư ở đâu trong số 12 nước ký kết TPP, 12,8% công ty sản xuất của Nhật trong cuộc khảo sát chọn Việt Nam; 10,7% chọn Nhật Bản; và 4,9% chọn Mỹ.

Trong khi đó, các nhà sản xuất Nhật Bản đang tiếp tục rút khỏi Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới giảm tốc. Chỉ 67,4% số nhà sản xuất Nhật được hỏi cho biết có cơ sở tại Trung Quốc, giảm 2 điểm phần trăm so với năm ngoái và đánh dấu năm thứ hai liên tiếp suy giảm.

An Huy

vneconomy

Các tin tức khác

>   Dự án xơ sợi 7.000 tỷ đồng... hấp hối (14/05/2016)

>   Ngỡ ngàng với đề nghị nhập gà Trung Quốc (14/05/2016)

>   Rút giấy phép 11 tổ chức chứng nhận phân bón có nhiều sai phạm (13/05/2016)

>   63 tỉ đồng sắp xếp lại chợ nổi Cái Răng (13/05/2016)

>   Cháy Nhà máy thép ngàn tỷ bỏ hoang ở Vũng Áng (13/05/2016)

>   Vingroup đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nội địa (13/05/2016)

>   TPHCM kiến nghị xây mới 7 trạm biến áp tại nhiều khu vực trọng điểm (13/05/2016)

>   VBA tiếp tục kiến nghị bỏ dán tem trên sản phẩm bia (13/05/2016)

>   Liệu có quá dư thừa sân bay? (13/05/2016)

>   Lo lúa, gạo rớt giá (13/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật